Bài 22. Nhân hoá

Chia sẻ bởi Nguyễn Bình | Ngày 21/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Nhân hoá thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
1
Câu 1: Trình bày các kiểu so sánh?
Có 2 kiểu so sánh:
So sánh ngang bằng
So sánh không ngang bằng
Câu 2: Xác định kiểu so sánh trong các câu sau?
«Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ..»
So sánh ngang bằng
2
B. So sánh không ngang bằng
C. Cả A và B
3
Nhân hóa
Tiếng Việt
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Bình
Lớp dạy: 6A1, 6A4, 6A9
Tiết PPCT: 95

I. Nhân hóa là gì?
 
1. Ví dụ: (SGK)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn ngàn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Kể tên các sự vật được nêu trong đoạn thơ?
Các sự vật ấy được gán cho hành động gì?
Những từ này thuộc từ loại gì?
Cách gọi tên các sự vật có gì khác nhau?
trời
Mặc áo giáp
Ra trận
mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
đen
Muôn ngàn cây
Ông
Đầy đường
Trời 
- Mía 
Đàn kiến 
 Dùng từ gọi, tả người để gọi, tả vật.
Thế nào là phép nhân hóa?
: múa gươm
: mặc áo giáp, ra trận, gọi là ông
: hành quân.
? Xác định các sự vật đã được gán cho những hành động của con người trong các câu sau:
a. Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu
b. Hàng bưởi bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc
Sấm ghé xuống sân
Khanh khách cười
Khanh khách cười
Sấm ghé xuống sân
Hàng bưởi bế lũ con
Núi chê
núi ngồi


Cách 1:
- Ông trời mặc áo giáp đen
Muôn nghìn cây mía múa gươm

- Kiến hành quân đầy đường
Cách 2:
- Bầu trời đầy mây đen.

- Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới
- Kiến bò đầy đường.
So sánh 2 cách diễn đạt:
Cách diễn đạt nào hay hơn? Tại sao?


 Làm cho sự vật gần gũi, sinh động, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
=> Nhân hóa.


2. Kết luận: (SGK)

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,.. Trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người
II. Các kiểu nhân hóa
Ví dụ (SGK)

Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín
(Thép Mới)
c Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
(Ca dao)
II. Các kiểu nhân hóa
Ví dụ (SGK)

Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

Trong các câu đó, những sự vật nào được nhân hóa?
Các từ lão, bác, cô, cậu… thường dùng để gọi ai?
Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
=> Miệng, tai, mắt, chân, tay (dùng từ vốn gọi người để gọi vật).
Ở đây dùng để gọi đối tượng nào?
II. Các kiểu nhân hóa
Ví dụ (SGK)

b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín

(Thép Mới)

Trong các câu đó, những sự vật nào được nhân hóa?
Các động từ chống, xung phong, giữ… thường được dùng để chỉ hành động của ai?
b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín
=> Tre (dùng từ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật).
Ở đây chỉ hành động của đối tượng nào?
II. Các kiểu nhân hóa
Ví dụ (SGK)

c Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta

(Ca dao)

Trong các câu đó, những sự vật nào được nhân hóa?
Từ ơi thường dùng để xưng hô với ai? Ở đây từ ơi xưng hô với đối tượng nào?
c Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta

=> Trâu (trò chuyện, xưng hô với vật như với người).
Ở đây từ ơi xưng hô với đối tượng nào?
15
Các sự vật được nhân hóa:
a. Miệng, tai, mắt, chân, tay (dùng từ vốn gọi người để gọi vật).
b. Tre (dùng từ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật).
c. Trâu (trò chuyện, xưng hô với vật như với người).
=> Có 3 kiểu nhân hóa.
16
2. Kết luận: (SGK)
Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là:
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người
17
18
III. Luyện tập
Bài 1. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:


Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
(Phong Thu)
19
Các phép nhân hóa có trong đoạn văn:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
- Tác dụng: quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn, cảnh nhộn nhịp của các phương tiện.
20
Bài 2: So sánh hai đoạn văn sau và rút ra nhận xét về tác dụng của phép nhân hóa.

(1) Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
(Phong Thu)
(2) Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.
Bài 2: So sánh hai đoạn văn sau và rút ra nhận xét về tác dụng của phép nhân hóa.

(1) Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
(Phong Thu)
(2) Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.
22
Lập bảng so sánh cách diễn đạt.
Đoạn 1: Quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn, cảnh nhộn nhịp của các phương tiện
Đoạn 2: Quan sát ghi chép lại cái sự việc

Bài 3: Cách viết trong hai đoạn văn dưới đây có gì khác nhau? Cách viết nào phù hợp với văn biểu cảm, cách viết nào phù hợp với văn thuyết minh?
(1) Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất. Cô có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy.
(Vũ Duy Thông)
(2) Trong các loại chổi, chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng rơm nếp vàng. Tay chổi được tết săn lại thành sợi và quấn quanh thành cuộn.
(1) Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất. Cô có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy.
(Vũ Duy Thông)
(2) Trong các loại chổi, chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng rơm nếp vàng. Tay chổi được tết săn lại thành sợi và quấn quanh thành cuộn.
25
Bài 3:
26
 Cách 1: Chổi rơm trở nên gần gũi với con người hơn nên chọn cách này cho văn bản biểu cảm.
 Cách 2: Cung cấp cho người đọc những thông tin về chổi rơm nên chọn cách này cho văn bản thuyết minh.
CÁM ƠN thầy VÀ CÁC EM
ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)