Bài 22. Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Mười | Ngày 10/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

XIN KÍNH CHÀO CÁC THẦY, CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH
ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NÀY
Thực hiện: Đỗ Văn Mười
Tổ Sinh - Thể – Trường THPT Nam Sách II
PHẦN III: SINH HỌC VI SINH VẬT
CHƯƠNG I. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Bài 22. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT.
I. Khái niệm vi sinh vật
Nấm men 10-100 µm
Tảo 10 - 100 µm
Vi khuẩn 1 - 5 µm
Trùng giày 50 - 150 µm
Hãy quan sát một số hình ảnh sau đây!
Bài 22. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT.
I. Khái niệm vi sinh vật
Vi sinh vật là gì? Vi sinh vật gồm những đại diện nào?
- Vi sinh vật là những sinh vật nhỏ bé, chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi.
Trong hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker - Margulis, VSV có thể thuộc những giới nào? Chúng có đặc điểm gì?
- Đại diện: gồm sinh vật đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số hợp bào.
- Đặc điểm: + Thuộc nhiều nhóm phân loại khác nhau.
- Đặc điểm: + Hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh, phân bố rộng.
Bài 22. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT.
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
- Vi sinh vật có thể tồn tại ở những loại môi trường nào?
Môi trường đất
Môi trường nước
Môi trường không khí
Môi trường sinh vật
Môi trường phòng thí nghiệm
Bài 22. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT.
Người ta chia các môi trường đó thành mấy nhóm?
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
- MT tự nhiên:
- MT phòng thí nghiệm:
đất, nước, không khí, trên cơ thể khác.
+ MT dùng chất tự nhiên: gồm các chất lấy trong tự nhiên.
+ MT tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng.
+ MT bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học
1. Các loại môi trường cơ bản
Xác định tên của các loại môi trường sau:
1. Nghiền ngô, gạo để làm môi trường nuôi cấy VSV.
2. Sử dụng 1 lít môi trường có các thành phần: 10g đường, 5g NaCl, 2gMgCl và 900ml nước để nuôi cấy VSV.
3. Sử dụng 1lít môi trường gồm có: 500ml dịch chiết quả nho + 10g đường + 3g NaCl để nuôi VSV.
MT TỔNG HỢP
MT BÁN TỔNG HỢP
MT DÙNG CHẤT TỰ NHIÊN
Bài 22. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT.
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
2. Các kiểu dinh dưỡng.
Người ta căn cứ vào các tiêu chí nào để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?
Căn cứ vào các tiêu chí đó, người ta chia các hình thức dinh dưỡng ở VSV thành mấy kiểu?
Dựa vào bảng trang 89/SGK, em hãy hoàn thành bảng so sánh sau.
Bài 22. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT.
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
Nguồn C
Nguồn NL
Quang tự dưỡng
Ví dụ:
Quang dị dưỡng
Ví dụ:
Hóa tự dưỡng
Ví dụ:
Hóa dị dưỡng
Ví dụ:
2. Các kiểu dinh dưỡng.
CO2
Chất hữu cơ
VK lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và màu tía…
Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
VK nitrat hóa, VK ôxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh…
Nấm. động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.
Ánh sáng
Hóa năng
Bài 22. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT.
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
2. Các kiểu dinh dưỡng.
Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồn cacbon, VSV quang tự dưỡng khác với VSV hóa dị dưỡng ở chỗ nào?
Ánh sáng
Hóa năng
CO2
Chất hữu cơ
Đồng hóa
Dị hóa
Bài 22. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT.
III. Hô hấp và lên men
1. Hô hấp
Khi nào VSV tiến hành quá trình hô hấp, lên men?
a. Hô hấp hiếu khí
Hô hấp hiếu khí là gì? Quá trình này xảy ra ở đâu?
- Là quá trình ôxi hóa các phân tử hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng là ôxi phân tử.
- Sản phẩm tạo thành cuối cùng là CO2 + H2O + năng lượng (1 phân tử glucôzơ → 38ATP)
Sản phẩm tạo thành và năng lượng thu được từ quá trình này như thế nào?
b. Hô hấp kị khí:
Hô hấp kị khí là gì? So sánh với hô hấp hiếu khí?
- Là quá trình phân giải chất hữu cơ để thu NL, chất nhận êlectron cuối cùng là phân tử vô cơ. VD: NO3-, SO42-,....
Bài 22. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT.
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
▼ Hãy lấy ví dụ về VSV cho từng loại hô hấp mà em biết.
1. Hô hấp
Vận dụng: Em hãy giải thích hiện tượng: nước ao tù thường có màu đen và mùi thối.
Bài 22. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT.
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
Lên men là gì? Cho VD về một số VSV phân giải kị khí theo phương thức lên men.
1. Hô hấp
2. Lên men
- Là quá trình chuyển hóa kị khí trong TBC, trong đó chất cho êlectron và chất nhận êlectron là các phân tử hữu cơ.
- VD: VK lactic, VK êtilic, nấm men,...
Quá trình hô hấp kị khí và lên men đều xảy ra khi không có O2. Hãy nêu hiệu quả năng lượng thu được từ hai quá trình này.
CỦNG CỐ
1. Trả lời các câu trắc nghiệm sau đây!
2. Thực hiện bài tập sau.
Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại VSV có thể phát triển trên môi trường như sau: (NH4)3PO4 – 1,5g/l; KH2PO4 – 1,0g/l; MgSO4 – 0,2g/l; CaCl2 – 0,1g/l; NaCl – 5,0g/l.
a. Môi trường trên là loại môi trường gì?
b. VSV phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì?
c. Nguồn cacbon, nguồn năng lượng và nguồn nitơ của VSV này là gì?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Trả lời các câu hỏi, bài tập trang 91/SGK.
2. Đọc và nghiên cứu nội dung bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
BÀI GIẢNG KẾT THÚC
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
HẸN GẶP LẠI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Mười
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)