Bài 22. Clo

Chia sẻ bởi Trần Hoài Thu | Ngày 10/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Clo thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

Bài 22. Clo
Người soạn: Trần Hoài Thu
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen, từ đó cho viết trạng thái số oxi hoá mà chúng có thể tồn tại được?
Đáp án: ns2np5
Riêng F: -1, 0
Đối với Cl, Br, I: -1, 0, +1, +3, +5, +7
B�i 22: CLO
I.Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
II. Tính chất hoá học
III. Ứng dụng
IV. Điều chế
?Lần đầu tiên tìm ra là năm 1774 do Karl sheele. Nhưng không thừa nhận đó là một đơn chất.
?Năm 1810 Humphry Davy chứng minh được đó là một đơn chất.
?Tên clo xuất phát từ màu sắc của clo là màu vàng lục ( chloros nghĩa là vàng lục).
Lịch sử của nguyên tố clo
Bài 22. Clo
Bài 22. Clo
I. Tính chất vật lí
Ở điều kiện thường, clo là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc
dCl2/kk2,5
Tan trong nước tạo nước clo có màu vàng nhạt
Khí clo tan nhiều trong dung môi hữu cơ
Bài 22. Clo
II. Tính chất hoá học
- Clo nằm ở nhóm VII.A
- Có độ âm điện trung gian(chỉ nhỏ hơn F và O)
Dễ nhận thêm 1e tạo thành Cl-(số oxh âm -1)
Khi kết hợp với F, O có số oxh dương +1, +3, +5, +7
Vậy: Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính oxi hoá mạnh
Bài 22. Clo
II. Tính chất hoá học
1. Tác dụng với kim loại
Khí clo oxi hoá trực tiếp được hầu hết các kim loại tạo ra muối clorua, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm, tốc độ nhanh, toả nhiều nhiệt.
a) Thí nghiệm 1: Natri cháy trong khí clo với ngọn lửa sáng chói tạo natri clorrua
b) Thí nghiệm 2: Dây đồng nung đỏ cháy trong khí clo tạo thành đồng clorua
c) Thí nghiệm 3: Dây sắt nung đỏ cháy trong khí clo tạo thành
II. Tính chất hoá học
2. Tác dụng với hiđro
Ở nhiệt độ thường và trong bóng tối, khí clo hầu như không phản ứng với hiđro.
Khi chiếu sáng hỗn hợp bởi ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng của magie cháy, phản ứng xảy ra nhanh và có thể nổ. Hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỉ lệ mol giữa H2 và Cl2 là 1:1
H2 + Cl2  2HCl
0
0
+1
-1
Vậy: trong phản ứng với kim loại và hiđro clo thể hiện tính oxi hoá mạnh
Bài 22. Clo
II. Tính chất hoá học
3. Tác dụng với nước
Khi tan trong nước một phần khí clo tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit clohiđric và axit hipocloro
Cl2 + H2O HCl + HClO
0
-1
+1
HClO là chất oxi hoá mạnh nên nước clo có tình tẩy màu
Bài 22. Clo
III. Trạng thái tự nhiên
Bài 22. Clo
Trong tự nhiên, clo có hai đồng vị bền 36Cl (75,77%) và 37Cl (24,23%), NTKTB là 35,5
Do hoạt động mạnh nên clo chỉ tồn tại trong tự nhiên dưới dạng hợp chất
mỏ muối (NaCl)
Quặng cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O)
Quặng sinvinit (NaCl.KCl)
Bài 22. Clo
IV. Ứng dụng
a) Clo được dùng để diệt trùng nước sinh hoạt. Tẩy trắng vải sợi.
b) Một lượng lớn dùng để sản xuất chất hữu cơ
c) Clo dùng để sản xuất các chất tẩy trắng, sát trùng như nước Javen, clorua vôi và sản xuất các hoá chất vô cơ như axit clohiđric, kali clorat,…
V. Điều chế
Bài 22. Clo
1. Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm
Cho axit clo hiđric đặc tác dụng với chất oxi hoá mạnh như MnO2 hoặc KMnO4, …
MnO2 + 4HCl  MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2KMnO4 + 16HCl  2 KCl + 2MnCl2 + 8H2O
Bài 22. Clo
V. Điều chế
2. Sản xuất clo trong công nghiệp
Trong công nghiệp người ta điện phân dung dịch bão hoà muối ăn trong nước có màng ngăn để sản xuất xút (NaOH), đồng thời thu hồi khí H2 và Cl2 (sản phẩm phụ)
Bình điện phân để điều chế clo trong công nghiệp
Phương trình điện phân
2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2+Cl2
Phiếu học tập
Bài 1: Trong PTN, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hoá hợp chất nào?
Bài 2: Khi cho khí clo qua giấy quì tím khô và quì tím ẩm có hiện tượng gì? Giải thích.
Bài 3: Cân bằng phương trình hoá học của các phản ứng oxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron:
1) HNO3 + HCl  NO2 + Cl2 + H2O
2) HClO3 + HCl  Cl2 + H2O
Bài 22. Clo
Đáp án
Bài 1: Hợp chất có tính oxi hoá mạnh như: MnO2, KMnO4, …
Bài 2: Khi cho khí clo qua giấy quì tím khô thì quì không đổi màu. Khi cho khí clo qua quì tím ẩm thì quì đổi sang màu đỏ rồi mất màu
Giải thích: Cl2 + H2O HCl + HClO
- HCl làm quì chuyển sang màu đỏ
- HClO làm mất màu
Bài 3: Cân bằng phương trình phản ứng
1) HNO3 + HCl  NO2 + Cl2 + H2O
+5
-1
+4
0
2) HClO3 + HCl  Cl2 + H2O
+5
-1
0
Bài 22. Clo
Bài tập về nhà
Học và soạn bài mới
Làm bài tập SGK, SBT
Bài 22. Clo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hoài Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)