Bài 22. Buổi học cuối cùng

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Huy | Ngày 21/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Buổi học cuối cùng thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Văn bản

An-phông-xơ-Đô-đê
An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897)
* Tác giả: An-phông-xơ Đô-đê (1840 - 1897) nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng.

* Tác phẩm: Viết vào thế kỉ XIX về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát.
* Bố cục
* Văn bản chia ba phần:
+ Phần 1: Từ đầu -> mà vắng mặt
Quang cảnh trước buổi học và tâm trạng chú bé Phrăng.
+ Phần 2: Tôi bước qua ghế dài -> Tôi nhớ mãi buổi học cuối cùng này
Diễn biến buổi học cuối cùng.
+ Phần 3: Bỗng đồng hồ nhà thờ-> hết Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
+ Phương thức biểu đạt:
Tự sự, miêu tả.
+ Kể theo ngôi thứ nhất
Tác dụng: Tạo câu chuyện có tính hiện thực, nhân vật trực tiếp bộc lộ tâm trạng, ý nghĩ của mình.
Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ lên lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đồng nội...
...thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt...Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hô-de trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa. Ai nấy đều có vẻ buồn rầu; và cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vần cũ đã sờn mép để mở rộng trên lòng, cặp kính lớn đặt ngang trang sách...
…Các con ơi, đây là buổi học cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường An-dát và Lo-ren…Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý…
...Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi !...
mà tôi mới viết tập toạng ! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư,phải dừng ở đó ư!...
Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt bên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thày Ha-men. Cứ nghĩ như thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thày phạt, thày vụt thước kẻ”...


? Tại sao Phrăng lại day dứt,
ăn năn, nuối tiếc.

.
Day dứt, ăn năn vì mải chơi chưa chịu khó học bài.
Nuối tiếc vì ngày mai không được học tiếng Pháp phải đau lòng giã từ những cuốn sách thân thiết như người bạn cố tri. Phải dừng lại ở môn học chỉ mới viết tập toạng.
…“ Chà ! Còn khối thì giờ. Ngày mai ta sẽ học”…Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp , vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người !...
...thày Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ lãng quên nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...
... Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ:
- Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ ?”...
? Vì sao Phrăng lại nhớ mãi buổi học cuối cùng.
Coi buổi học trở thành kỉ niệm về lớp học, mái trường, thày giáo và kỉ niệm về buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
Tiểu kết
Nghệ thuật:
- Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng.
- Ngôn ngữ chân thành, xúc động.
Nội dung :
Qua câu truyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng. Phrăng hiện lên là một chú bé hiếu động, thông minh, nhạy cảm. Có tình yêu chân thành với người thày, yêu nước sâu sắc.
LUY?N T?P
Tác giả khắc họa nhân vật Phrăng thông qua những biện pháp nghệ thuật nào.
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua lời nói, suy nghĩ.
- Sự kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Ngôn ngữ kể chuyện chân thành, xúc động.
LUY?N T?P
2. Qua nhân vật Phrăng em rút ra bài học gì cho bản thân.
Luôn có ý thức học tập. Yêu quí trân trọng tiếng nói dân tộc.
Hướng dẫn học ở nhà
Yêu cầu:
Tóm tắt truyện buổi học cuối cùng.
Học thuộc một số đoạn về lời nói của thầy.
3. Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về cậu bé Phrăng.
4. Học, tìm hiểu cách viết, sử dụng các phương thức biểu đạt nhuần nhuyễn, tinh tế của tác giả.
5. Soạn tiếp tiết 2: Nhân vật thày giáo Ha-men.
Đoạn 1: …“ Chà ! Còn khối thì giờ. Ngày mai ta sẽ học”. Và rồi con thấy điều gì xảy đến…Ôi ! Tai họa lớn của sứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai.Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp , vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!..”
Đoạn 2: …Thế rồi từ điều này sang điều khác, thày Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ lãng quên nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...
Hướng dẫn học ở nhà
Yêu cầu:
Tóm tắt truyện buổi học cuối cùng.
Học thuộc một số đoạn về lời nói của thầy.
3. Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về cậu bé Phrăng.
4. Học, tìm hiểu cách viết, sử dụng các phương thức biểu đạt nhuần nhuyễn, tinh tế của tác giả.
5. Soạn tiếp tiết 2: Nhân vật thày giáo Ha-men.

Giê häc cña chóng ta kÕt thóc t¹i ®©y. Xin ch©n thµnh c¶m ¬n ban gi¸m kh¶o, c¸c thÇy c« gi¸o!
C¸m ¬n c¸c em häc sinh!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)