Bài 22. Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa của quang hợp
Chia sẻ bởi Vĩnh Hoàng |
Ngày 23/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa của quang hợp thuộc Sinh học 6
Nội dung tài liệu:
Bài 22
ảnh của các điều kiện bên ngoài đến quá trình quang hợp.
ý nghĩa của quá trình quang hợp.
Quang hợp là gì? Viết sơ đồ quang hợp.
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
hưởng
Đáp án:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có sắc tố quang hợp (chất diệp lục), sử dụng nước, khí cácbonic và năng lượng ánh sáng để chế tạo ra chất hữu cơ và thải ra khí oxi.
(Lưu ý HS: Sắc tố quang hợp ở cây xanh chủ yếu là diệp lục, ánh sáng cũng có thể nhân tạo nên không dùng ánh sáng mặt trời)
Mở bài: Như vậy, quang hợp của cây xanh diễn ra trong môi trường có rất nhiều điều kiện khác nhau. Vậy những điều kiện bên ngoài nào đã ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp? Muốn trả lời được câu hỏi đó, chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động1: Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
Nghiên cứu thông tin ở mục 1 SGK, suy nghĩ để trả lời 2 câu hỏi thảo luận của mục 1 SGK.
Câu hỏi thảo luận
Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?
Tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày?
Tại sao nhiều loài cây cảnh trồng ở chậu trong nhà mà vẫn xanh tốt? Hãy tìm vài ví dụ.(Liên hệ GDMT)
Tại sao muốn cây sinh trưởng tốt cần phải chống nóng cho cây (Ví dụ như tưới nước, làm giàn che) và chống rét cho cây (ví dụ như ủ ấm gốc cây)? (Liên hệ GDMT)
Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quang hợp là: ánh sáng, nhiệt độ, hàm lượng khí cacbonic và nước.
Thí nghiệm CM vai trò của AS với QH swf.
Giải thích:
Trồng cây mật độ cao để tận dụng triệt để khoảng không, cây phải mọc chen chúc sẽ bị thiếu ánh sáng, thiếu không khí, hơn nữa nhiệt độ không khí tăng cao ảnh hưởng lớn đếnquang hợp => cây tạo ít chất hữu cơ, năng suất thấp.
Nhiều loại cây có nhu cầu ánh sáng không cao (cây ưa bóng), vì thế nếu trồng trong nhà hay dưới gốc cây khác, ánh sáng yếu vẫn đủ cho lá quang hợp nên cây vẫn xanh tốt, sinh trưởng, phát triển bình thường. Ví dụ: thiết mộc lan, trúc Nhật, vạn niên thanh...
Nhiệt độ không khí quá cao hoặc quá thấp đều gây khó khăn cho quá trình quang hợp của lá. Vì vậy các biện pháp chống nóng, chống rét cho câycó tác dụng tạo điều kiện nhiệt độ thuận lơi cho quá trình quang hợp, cây sẽ chế tạo được nhiều chất hữu cơ, cây lớn nhanh, sinh trưởng tốt, năng suất cao.
Cho HS quan sát tranh bụi lá lốt ở dưới các gốc cây, khóm chuối cằn cỗi ở gần lò gạch hay ven đường giao thông => từ đó HS rút ra kết luận.
ảnh hưởng của ánh sáng và CO2 đến đời sống của cây... (Lồng ghép để GDMT)
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa quang hợp của cây xanh.
Hãy tìm những ví dụ thực tế để trả lời các câu hỏi thảo luận mục 2 SGK.
Các câu hỏi:
Khí oxi do cây xanh nhả ra trong quá trình quang hợp cần cho sự hô hấp của những sinh vật nào?
Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí cacbonic vào không khí, nhưng vì sao tỉ lệ chất khí này trong không khí nhìn chung không tăng? (Liên hệ để giáo dục môi trường)
Các chất hữu cơ do quang hợp của cây xanh chế tạo ra đã được những sinh vật nào sử dụng?
Hãy kể những sản phẩm mà chất hữu cơ do cây xanh quang hợp đã cung cấp cho đời sống con người.
Trả lời:
Hầu hết các loài sinh vật, kể cả con người khi hô hấp đều cần oxi, một phần lớn do cây xanh thải ra trong quá trình quang hợp.
Khi quang hợp cây xanh lấy vào khí cacbonic (do các hoạt động sống thải ra) nên đã góp phần giữ cân bằng lượng khí này trong không khí.
Hầu hết động vật và con người (Sinh vật dị dưỡng) sử dụng trực tiếp chất hữu cơ do cây xanh tạo ra, hoặc sử dụng gián tiếp qua động vật ăn thực vật.
Các sản phẩm hữu cơ do cây xanh tạo ra như: lương thực, thực phẩm, gỗ, thuốc, vật liệu xây dựng...
Một số động vật không cần trực tiếp sử dụng chất hữu cơ của thực vật hoặc oxi hoặc cả hai nhưng vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường. (Liên hệ GDMT)
(HS: chúng sử dụng gián tiếp chất hữu cơ, một số không cần oxi trong hô hấp - hô hấp kị khí)
Bài học này đã giúp các em hiểu thêm những gì? Từ phần thảo luận HS kết luận.
Kết luận:
Nhờ quang hợp, cây xanh tạo ra oxi, chất hữu cơ cung cấp cho mọi hoạt động sống của hầu hết các loài sinh vật trên Trái Đất, kể cả con người. (Liên hệ GDMT)
Kiểm tra - Đánh giá việc thực hiện mục tiêu bài học:
Câu hỏi 1: Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ?
A. Đáp ứng được nhu cầu về ánh sáng cho cây quang hợp.
B. Đáp ứng được nhu cầu về nhiệt độ cho cây quang hợp.
C. Cây phát triển được trong điều kiện thời tiết phù hợp sẽ thoả mãn được những đòi hỏi về các điều kiện bên ngoài, giúp cho sự quang hợp của cây. (Đ)
D. A và B đúng.
Câu hỏi 2: Không có cây xanh thì không có sự sống của sinh vật hiện nay trên Trái Đất, điều đó có đúng không? Vì sao.
A. Điều đó đúng, vì mọi sinh vật trên Trái Đất hô hấp đều cần oxi do cây xanh thải ra trong quá trình quang hợp. (Lồng ghép giáo dục môi trường)
B. Điều đó đúng, vì mọi sinh vật trên Trái Đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ do cây xanh quang hợp chế tạo ra.
C. Điều đó không đúng, vì không phải mọi sinh vật đều sống nhờ vào cây xanh.
D. Điều đó đúng, vì con ngưòi và hầu hết các động vật trên Trái Đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ và khí oxi do cây xanh tạo ra. (Đ)
Câu hỏi 3: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp? Chọn phương án đúng nhất.
A. ánh sáng, nhiệt độ, khí cacbonic, oxi.
B. ánh sáng, nhiệt độ, không khí, đất.
C.ánh sáng, nước, cacbonic, nhiệt độ. (Đ)
D. ánh sáng, phân bón, đất, nước.
(Liên hệ GDMT)
Câu hỏi 4: Nhiệt độ nào là thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp của cây?
A. 40 - 45 0C.
B. 5 - 10 0C.
C. 25 -30 0C.
D. 20 - 30 0C. (Đ)
(Liên hệ GDMT)
Câu hỏi 5: Vai trò của nước:
A. Là nguyên liệu cần cho cây quang hợp.
B. Là phương tiện vận chuyển các chất trong cây.
C. Tham gia điều hoà nhiệt độ của cây.
D. Cả A, B và C đều đúng.
(Liên hệ GDMT)
Câu hỏi 6: Trồng cây ở mật độ cao sẽ:
A. Thiếu ánh sáng.
B. Thiếu không khí.
C. Nhiệt độ tăng cao.
D. Cả A và B.
E. Cả A, B và C. (Đ)
Câu hỏi 7: Hàm lượng CO2 chuẩn cho cây quang hợp là:
A. 0,03%. (Đ)
B. 0,05%.
C. 0,2%.
D. 0,3%.
(Liên hệ GDMT)
Câu hỏi 9: Khí oxi do cây xanh thải ra trong quá trình quang hợp cần cho sự hô hấp của sinh vật nào?
A. Kỵ khí.
B. Hiếu khí. (Đ)
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu hỏi 8 : Tại sao một số loại cây trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng vẫn xanh tốt?
A. Cây không cần thực hiện quang hợp.
B. Do chăm bón đủ nước, phân.
C. Do nhu cầu ánh sáng thấp. (Đ)
D. Do cây quang hợp bằng nguồn năng lượng khác.
Câu hỏi 9: Cây xanh có vai trò:
A. Hấp thụ cacbonic, thải oxi.
B. Tạo tinh bột.
C. Làm trong sạch môi trường nhờ hút bụi.
D. Làm mát môi trường do nhả hơi nước.
E. Tất cả đều đúng (Đ).
Câu hỏi 10: Các chất hữu cơ do cây xanh tạo ra trong quang hợp được các nhóm sinh vật nào sau sử dụng?
A. Tự dưỡng quang năng.
B. Tự dưỡng hoá năng.
C. Dị dưỡng. (Đ)
D. Tất cả đều đúng.
Câu hỏi 11: Điều gì sẽ xảy ra khi thiếu cây xanh? Để bảo vệ môi trường sống trong lành, em cần phải làm gì khi còn ngồi trên ghế nhà trường? (Liên hệ GDMT)
ảnh của các điều kiện bên ngoài đến quá trình quang hợp.
ý nghĩa của quá trình quang hợp.
Quang hợp là gì? Viết sơ đồ quang hợp.
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
hưởng
Đáp án:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có sắc tố quang hợp (chất diệp lục), sử dụng nước, khí cácbonic và năng lượng ánh sáng để chế tạo ra chất hữu cơ và thải ra khí oxi.
(Lưu ý HS: Sắc tố quang hợp ở cây xanh chủ yếu là diệp lục, ánh sáng cũng có thể nhân tạo nên không dùng ánh sáng mặt trời)
Mở bài: Như vậy, quang hợp của cây xanh diễn ra trong môi trường có rất nhiều điều kiện khác nhau. Vậy những điều kiện bên ngoài nào đã ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp? Muốn trả lời được câu hỏi đó, chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động1: Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
Nghiên cứu thông tin ở mục 1 SGK, suy nghĩ để trả lời 2 câu hỏi thảo luận của mục 1 SGK.
Câu hỏi thảo luận
Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?
Tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày?
Tại sao nhiều loài cây cảnh trồng ở chậu trong nhà mà vẫn xanh tốt? Hãy tìm vài ví dụ.(Liên hệ GDMT)
Tại sao muốn cây sinh trưởng tốt cần phải chống nóng cho cây (Ví dụ như tưới nước, làm giàn che) và chống rét cho cây (ví dụ như ủ ấm gốc cây)? (Liên hệ GDMT)
Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quang hợp là: ánh sáng, nhiệt độ, hàm lượng khí cacbonic và nước.
Thí nghiệm CM vai trò của AS với QH swf.
Giải thích:
Trồng cây mật độ cao để tận dụng triệt để khoảng không, cây phải mọc chen chúc sẽ bị thiếu ánh sáng, thiếu không khí, hơn nữa nhiệt độ không khí tăng cao ảnh hưởng lớn đếnquang hợp => cây tạo ít chất hữu cơ, năng suất thấp.
Nhiều loại cây có nhu cầu ánh sáng không cao (cây ưa bóng), vì thế nếu trồng trong nhà hay dưới gốc cây khác, ánh sáng yếu vẫn đủ cho lá quang hợp nên cây vẫn xanh tốt, sinh trưởng, phát triển bình thường. Ví dụ: thiết mộc lan, trúc Nhật, vạn niên thanh...
Nhiệt độ không khí quá cao hoặc quá thấp đều gây khó khăn cho quá trình quang hợp của lá. Vì vậy các biện pháp chống nóng, chống rét cho câycó tác dụng tạo điều kiện nhiệt độ thuận lơi cho quá trình quang hợp, cây sẽ chế tạo được nhiều chất hữu cơ, cây lớn nhanh, sinh trưởng tốt, năng suất cao.
Cho HS quan sát tranh bụi lá lốt ở dưới các gốc cây, khóm chuối cằn cỗi ở gần lò gạch hay ven đường giao thông => từ đó HS rút ra kết luận.
ảnh hưởng của ánh sáng và CO2 đến đời sống của cây... (Lồng ghép để GDMT)
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa quang hợp của cây xanh.
Hãy tìm những ví dụ thực tế để trả lời các câu hỏi thảo luận mục 2 SGK.
Các câu hỏi:
Khí oxi do cây xanh nhả ra trong quá trình quang hợp cần cho sự hô hấp của những sinh vật nào?
Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí cacbonic vào không khí, nhưng vì sao tỉ lệ chất khí này trong không khí nhìn chung không tăng? (Liên hệ để giáo dục môi trường)
Các chất hữu cơ do quang hợp của cây xanh chế tạo ra đã được những sinh vật nào sử dụng?
Hãy kể những sản phẩm mà chất hữu cơ do cây xanh quang hợp đã cung cấp cho đời sống con người.
Trả lời:
Hầu hết các loài sinh vật, kể cả con người khi hô hấp đều cần oxi, một phần lớn do cây xanh thải ra trong quá trình quang hợp.
Khi quang hợp cây xanh lấy vào khí cacbonic (do các hoạt động sống thải ra) nên đã góp phần giữ cân bằng lượng khí này trong không khí.
Hầu hết động vật và con người (Sinh vật dị dưỡng) sử dụng trực tiếp chất hữu cơ do cây xanh tạo ra, hoặc sử dụng gián tiếp qua động vật ăn thực vật.
Các sản phẩm hữu cơ do cây xanh tạo ra như: lương thực, thực phẩm, gỗ, thuốc, vật liệu xây dựng...
Một số động vật không cần trực tiếp sử dụng chất hữu cơ của thực vật hoặc oxi hoặc cả hai nhưng vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường. (Liên hệ GDMT)
(HS: chúng sử dụng gián tiếp chất hữu cơ, một số không cần oxi trong hô hấp - hô hấp kị khí)
Bài học này đã giúp các em hiểu thêm những gì? Từ phần thảo luận HS kết luận.
Kết luận:
Nhờ quang hợp, cây xanh tạo ra oxi, chất hữu cơ cung cấp cho mọi hoạt động sống của hầu hết các loài sinh vật trên Trái Đất, kể cả con người. (Liên hệ GDMT)
Kiểm tra - Đánh giá việc thực hiện mục tiêu bài học:
Câu hỏi 1: Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ?
A. Đáp ứng được nhu cầu về ánh sáng cho cây quang hợp.
B. Đáp ứng được nhu cầu về nhiệt độ cho cây quang hợp.
C. Cây phát triển được trong điều kiện thời tiết phù hợp sẽ thoả mãn được những đòi hỏi về các điều kiện bên ngoài, giúp cho sự quang hợp của cây. (Đ)
D. A và B đúng.
Câu hỏi 2: Không có cây xanh thì không có sự sống của sinh vật hiện nay trên Trái Đất, điều đó có đúng không? Vì sao.
A. Điều đó đúng, vì mọi sinh vật trên Trái Đất hô hấp đều cần oxi do cây xanh thải ra trong quá trình quang hợp. (Lồng ghép giáo dục môi trường)
B. Điều đó đúng, vì mọi sinh vật trên Trái Đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ do cây xanh quang hợp chế tạo ra.
C. Điều đó không đúng, vì không phải mọi sinh vật đều sống nhờ vào cây xanh.
D. Điều đó đúng, vì con ngưòi và hầu hết các động vật trên Trái Đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ và khí oxi do cây xanh tạo ra. (Đ)
Câu hỏi 3: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp? Chọn phương án đúng nhất.
A. ánh sáng, nhiệt độ, khí cacbonic, oxi.
B. ánh sáng, nhiệt độ, không khí, đất.
C.ánh sáng, nước, cacbonic, nhiệt độ. (Đ)
D. ánh sáng, phân bón, đất, nước.
(Liên hệ GDMT)
Câu hỏi 4: Nhiệt độ nào là thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp của cây?
A. 40 - 45 0C.
B. 5 - 10 0C.
C. 25 -30 0C.
D. 20 - 30 0C. (Đ)
(Liên hệ GDMT)
Câu hỏi 5: Vai trò của nước:
A. Là nguyên liệu cần cho cây quang hợp.
B. Là phương tiện vận chuyển các chất trong cây.
C. Tham gia điều hoà nhiệt độ của cây.
D. Cả A, B và C đều đúng.
(Liên hệ GDMT)
Câu hỏi 6: Trồng cây ở mật độ cao sẽ:
A. Thiếu ánh sáng.
B. Thiếu không khí.
C. Nhiệt độ tăng cao.
D. Cả A và B.
E. Cả A, B và C. (Đ)
Câu hỏi 7: Hàm lượng CO2 chuẩn cho cây quang hợp là:
A. 0,03%. (Đ)
B. 0,05%.
C. 0,2%.
D. 0,3%.
(Liên hệ GDMT)
Câu hỏi 9: Khí oxi do cây xanh thải ra trong quá trình quang hợp cần cho sự hô hấp của sinh vật nào?
A. Kỵ khí.
B. Hiếu khí. (Đ)
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu hỏi 8 : Tại sao một số loại cây trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng vẫn xanh tốt?
A. Cây không cần thực hiện quang hợp.
B. Do chăm bón đủ nước, phân.
C. Do nhu cầu ánh sáng thấp. (Đ)
D. Do cây quang hợp bằng nguồn năng lượng khác.
Câu hỏi 9: Cây xanh có vai trò:
A. Hấp thụ cacbonic, thải oxi.
B. Tạo tinh bột.
C. Làm trong sạch môi trường nhờ hút bụi.
D. Làm mát môi trường do nhả hơi nước.
E. Tất cả đều đúng (Đ).
Câu hỏi 10: Các chất hữu cơ do cây xanh tạo ra trong quang hợp được các nhóm sinh vật nào sau sử dụng?
A. Tự dưỡng quang năng.
B. Tự dưỡng hoá năng.
C. Dị dưỡng. (Đ)
D. Tất cả đều đúng.
Câu hỏi 11: Điều gì sẽ xảy ra khi thiếu cây xanh? Để bảo vệ môi trường sống trong lành, em cần phải làm gì khi còn ngồi trên ghế nhà trường? (Liên hệ GDMT)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vĩnh Hoàng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)