Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Dũng | Ngày 09/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 1 – Bài 21
GV : Nguy?n Chí Thu?n
Tru?ng THPT Di An - Bình Duong

Chương IV
VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
Bài 21
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM
(1954-1965)
I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương
II.Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)
Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương có những thuận lợi, khó khăn gì?
- Thuộc địa kiểu mới: Nước không bị bọn đế quốc, thực dân xâm lược về quân sự và đặt ách cai trị. Về hình thức, nước này vẫn được độc lập nhưng trên thực tế thì đã bị lệ thuộc vào đế quốc về mọi mặt thông qua hình thức viện trợ về kinh tế, quân sự, gửi “cố vấn” sang giúp đỡ. Trên thế giới, nhiều nước thuộc địa kiểu mới đã xuất hiện sau Chiến tranh thế giới thứ hai (sau khi chủ nghĩa thực dân kiểu cũ sụp đổ).
Ở VN, với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, Mĩ đã không chịu kí vào Hiệp định Giơnevơ (1954), sau đó nhanh chóng gạt chân Pháp, giúp đỡ Ngô Đình Diệm dựng lên chính quyền tay sai để biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới va căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương
- Tình hình :
Ở miền Bắc : Ngày 16-5-1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Tháng 5-1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc.
Ở miền Nam : Mĩ thay chân Pháp và đưa Ngô Đình Diện lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt nước ta làm hai miền, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.
NGÔ ĐÌNH DIỆM
Cách mạng hai miền Nam – Bắc Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Tại sao lại thực hiện như vậy?
- Nhiệm vụ : nhân dân ta vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, vừa phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.
- Mối quan hệ của cách mạng hai miền :
Miền Bắc : là hậu phương nên có vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước,
Miền Nam : là tiền tuyến có vai trò quyết định trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ chung, trước hết là đánh bại đế quốc Mĩ, giải phóng miền Nam.
Cách mạng hai miền : có quan hệ gắn bó với nhau, phối hợp nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Đó là quan hệ giữa hậu phương với tiền tuyến.
Việt Nam bị chia cắt
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
Việt Nam Cộng Hoà
Vĩ tuyến 17
Sông Bến Hải- cầu Hiền Lương, ranh giới chia cắt hai miền Nam – Bắc
Nhóm 1,2: Vì sao chúng ta phải tiến hành cải cách ruộng đất? Những thành tựu, ý nghĩa của cải cách ruộng đất từ năm 1954 đến năm 1957?
Nhóm 3,4: Nhân dân miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh?
Nhóm 5,6: Công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc từ năm 1958 đến năm 1960 đã đạt được những thành tựu gì? Ý nghĩa?
- Cải cách ruộng đất: Cuộc cách mạng nhằm đánh đổ ách áp bức, bóc lột cùng với sự chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, đem lại ruộng đất và quyền làm chủ cho nông dân. Ở nước ta, sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954), Đảng và Chính phủ đã tiến hành cải cách ruộng đất. Đây là một nhiệm vụ, nội dung quan trọng của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhằm xóa bỏ chế độ ruộng đất phong kiến, đánh đổ địa chủ bóc lột, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954 - 1960)
1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 - 1957)
a) Hoàn thành cải cách ruộng đất :
+ Trong hơn 2 năm (1954 - 1956) : miền Bắc tiến hành tiếp đợt 6 giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất.
+ Kết quả : đã đem 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân. Khẩu hiệu "người cày có ruộng" đã trở thành hiện thực.
+ Sai lầm trong cải cách ruộng đất : đó là đấu tố tràn lan, thô bạo, đấu tố cả những địa chủ kháng chiến, nhưng đã kịp thời được sửa sai.
+ Ý nghĩa : sau cải cách, bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi, khối liên minh công nông được củng cố.

Nông dân phấn khởi nhận ruộng trong cải cách ruộng đất
b) Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh :
+ Nông nghiệp : nông dân hăng hái khai khẩn ruộng hoang, hệ thống đê điều được tu bổ, nhiều đập nước được xây dựng... Cuối năm 1957, sản lượng lương thực đạt gần 4 triệu tấn, nạn đói kinh niên ở miền Bắc căn bản được giải quyết.
+ Công nghiệp : khôi phục và mở rộng hầu hết các nhà máy, xí nghiệp bị phá hỏng, xây dựng thêm một số nhà máy mới. Cuối năm 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp lớn do Nhà nước quản lí.
+ Thủ công nghiệp, thương nghiệp : nhanh chóng được khôi phục, bảo đảm cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
+ Ngoại thương : tập trung vào Nhà nước, đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.
+ Giao thông vận tải : đã khôi phục tuyến đường sắt, sửa chữa và làm mới đường ô tô, đường hàng không quốc tế được khai thông.
+ Văn hoá, giáo dục : được đẩy mạnh, hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm xây dựng.
Nông dân hăng hái sản xuất
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trình thủy nông Bắc – Hưng – Hải (1958)
Nhà máy, xí nghiệp được xây dựng
Thanh niên xung phong tham gia khôi phục đường sắt Hà Nội – Mục Nam Quan (1957)
2. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội (1958-1960)
- Cải tạo quan hệ sản xuất : Cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất nhằm hạn chế, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn sự bóc lột kiểu tư bản chủ nghĩa, đưa nền sản xuất nhỏ của nông dân và thợ thủ công cá thể phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương sau chiến tranh, từ năm 1958 đến năm 1960 miền Bắc đã tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế-xã hội theo đường lối xã hội chủ nghĩa.
2. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội (1958-1960)
- Khái niệm "Cải tạo quan hệ sản xuất".
- Cải tạo quan hệ sản xuất :
+ Trong 3 năm (1958 - 1960), miền Bắc lấy cải tạo quan hệ sản xuất làm trọng tâm : cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh ; khâu chính là hợp tác hoá nông nghiệp.
+ Trong phong trào vận động xây dựng hợp tác xã : đến cuối năm 1960, có trên 85% hộ nông dân với 70% ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp.
+ Đối với tư sản dân tộc : ta cải tạo bằng phương pháp hoà bình, đến cuối năm 1960, có hơn 95% số hộ tư sản vào công tư hợp doanh.
- Xây dựng phát triển kinh tế - xã hội :
+ Trọng tâm trong giai đoạn này là phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Đến năm 1960, miền Bắc có 172 xí nghiệp lớn do Trung ương quản lí...
+ Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế phát triển.
+ Hiến pháp được Quốc hội thông qua (12-1959), thể hiện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Câu hỏi thi tốt nghiệp THPT (tham khảo):
Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương có những thuận lợi, khó khăn gì?
Cách mạng hai miền Nam – Bắc Việt Nam có nhiệm vụ gì? Tại sao lại thực hiện như vậy?
Vì sao chúng ta phải tiến hành cải cách ruộng đất? Những thành tựu, ý nghĩa của cải cách ruộng đất từ năm 1954 đến năm 1957?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)