Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)
Chia sẻ bởi Đặng Công Uynh |
Ngày 09/05/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG IV VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975
Bài 21 XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC
ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC
MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN
Ở MIỀN NAM
(1954 - 1965) TIẾT 1
I.Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
1.Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ
Cầu Hiền Lương (sông Bến Hải – vĩ tuyến 17)
Tiếp quản thủ đô ngày 10 /10/1954
Ngô Đình Diệm ở Mỹ
I.Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
1.Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ
- Miền Bắc: 5/1955 Pháp rút khỏi Cát Bà. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng
- Miền Nam: 5/ 1956 Pháp rút chạy, Mỹ nhảy vào và đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền , âm mưu biến MN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.
2. Nhiệm vụ:
- MB: Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa MB tiến lên CNXH.
- MN : Tiếp tục cách mạng DTDCND ở MN, thực hiện thống nhất đất nước
- Mối quan hệ 2 miền: MB là hậu phương có vai trò quyết định nhất , MN là tiền tuyến có vai trò quyết định trực tiếp đến sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.
II..Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)
1. Hoàn thành cải cách ruộng đất .
- Trong hơn 2 năm (1954 - 1956) MB đã tiến hành 6 đợt giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất
- Kết quả: 81 vạn hec ta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 2 triệu công cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân. Khẩu hiệu "người cày có ruộng " trở thành hiện thực.
- Ý nghĩa: Bộ mặt nông thôn MB thay đổi, khối liên minh công nông được củng cố.
Nông dân nhận ruộng trong cải cách ruộng đất
b. Khôi phục kinh tế, hàn găn vết thương chiến tranh. (đọc thêm)
c. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế-xã hội(1958-1960) (đọc thêm)
III/ Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1954-1960):
1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm. giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959): (đọc thêm)
Máy chém và Ngô Đình Diệm
2. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960):
a) Nguyên nhân:
- Chính sách khủng bố, tàn bạo của chính quyền Ngô Đình Diệm, luật 10/59 làm CM bị tổn thất
- 1/1959: Hội nghị Trung ương lần 15 quyết định chuyển sang đấu tranh vũ trang, dùng bạo lực CM.
Quân đội giải phóng
-Địa điểm những nơi nhân dân nổi dậy?
-Phong trào đồng thời phát triển như thế nào?
-Nêu nhận xét về phong trào Đồng khởi?
Nông dân nổi dậy ở Trà Bồng ( Quảng Ngãi-năm 1959)
b) Diễn biến:
- Lúc đầu nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thuận- Bình Định, Bắc Ái- Ninh Thuận , Trà Bồng -Quảng Ngãi
- 17/1/1960 "đồng khởi " nổ ra ở Mỏ Cày sau đó lan ra toàn tỉnh Bến Tre , phá vỡ chính quyền địch.
- Đồng khởi nhanh chóng phát triển khắp Nam bộ, Tây nguyên và Nam Trung Bộ.
- 20/12/1961 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thăm Quân Giải phóng miền Nam tại miền Đông Nam Bộ. Ảnh tư liệu
Ý nghĩa: - Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.
- Làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
CỦNG CỐ :
KHÁI NIỆM “ĐỒNG KHỞI”
CHUẨN BỊ BÀI MỚI:
SO SÁNH CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT VỚI CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Công Uynh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)