Bài 21. So sánh (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Quach Phuong Thuy | Ngày 21/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. So sánh (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Tiết 86:
Tiếng Việt:
So s¸nh ( tiếp theo)
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Các kiểu so sánh:
1. Ví dụ:
Hãy tìm phép so sánh
trong khổ thơ?
Và điền vào mô hình so sánh?
* Mô hình phép so sánh:
A chẳng bằng B :

A là B :
So sánh hơn kém (SS không ngang bằng)

So sánh ngang bằng
2. Nhận xét:
* Từ so sánh
như, tựa như, như là, bằng, giống bao nhiêu, bấy nhiêu…
- So sánh ngang bằng:
- So sánh không ngang bằng:
Chưa bằng, chẳng bằng, kém, hơn, không được như, không bằng…
* Ghi nhớ: SGK 1 - 42
Tiết 86: Tiếng Việt
So sánh ( tiếp theo)
Các kiểu so sánh:
1. Ví dụ
2. Nhận xét:
* Mô hình phép SS
Tiết 86: Tiếng Việt
So sánh ( tiếp theo)
I. Các kiểu so sánh:
1. Ví dụ
2. Nhận xét:
II. Tác dụng của phép so sánh:
1. Ví dụ:
Mỗi chiếc lá rụng đề có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, nhần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình như muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bong hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. ( Khái Hưng)
Chỉ ra các phép so sánh được
sử dụng trong doạn văn
Tiết 86: Tiếng Việt
So sánh ( tiếp theo)

II. Tác dụng của phép so sánh:
1. Ví dụ
2. Nhận xét:
* Các phép so sánh:
- Có chiếc tựa mũi tên nhọn.
- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo
- Có chiếc lá nhẹ nhàng…như thầm bảo...
- Có chiếc lá như sợ hãi.
=> Đoạn văn hay giàu hình ảnh gợi cảm xúc và sự xúc động.
? Hãy nêu những nhận xét của em khi đọc đoạn văn có sử dụng phép so sánh?

Trong việc miêu tả sự vật, sự việc?
* Tác dụng:
- Trong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết?
=> Tạo ra hình ảnh cụ thể, sinh động. Người đọc, người nghe dễ hình dung.
=> Người đọc hiểu được tình cảm, tâm tư của tác giả.
* Ghi nhớ: SGK 2- 42
I. Các kiểu so sánh:
II. Tác dụng của phép so sánh:
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Hoạt động nhóm:
Nhóm 1: phần a bài 1
Nhóm 2: phần b bài 1
Nhóm 3: phần c bài 1
Đáp án:
A.
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè =>SS ngang bằng.
B.
Con đi trăm núi chưa bằng nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
=> So sánh không ngang bằng
C. Mơ màng như nằm trong giấc mộng
=> SS ngang bằng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
=> SS không ngang bằng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quach Phuong Thuy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)