Bài 21. Quang hợp

Chia sẻ bởi Vy Anh | Ngày 23/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Quang hợp thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

Chào Mừng các thầy cô giáo đã tới dự tiết học !
Giáo viên trường: THCS Đà Nẵng
Môn: Sinh học
Chương IV: Lá
Bài 19: Quang hợp
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nối ý ở cột A với cột B cho phù hợp:










Câu 2: Vì sao có nhiều loại lá mặt trên thường có màu xanh lục thẫm hơn mặt dưới:
A. Tế bào thịt lá phía trên có nhiều khoang trống hơn mặt dưới.
B. Mặt trên hứng được nhiều ánh sáng hơn.
C. Tế bào thịt lá phía trên chứa nhiều lục lạp hơn.
D. Tế bào phía trên dày hơn để bảo vệ lá.


Quan sát để ghi nhớ kết quả thí nghiệm:
Kết luận: Nhỏ dung dịch Iot vào tinh bột chín.
Tinh bột sẽ chuyển sang màu xanh tím đặc trưng.
Quy định tiết học:
Ghi vào vở :
- Các đề mục.
- Khi có kí hiệu


Bài 21: Quang hợp
1.Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
Quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm, thực hiện lệnh ▼:
Ngày…… tháng …… năm……
Việc bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen nhằm mục đích gì?

Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết?

Qua thí nghiệm này ta rút ra được kết luận gì?
Để một phần của lá không nhận được ánh sáng, chúng ta sẽ so sánh với phần lá vẫn được chiếu sáng.
Chỉ có phần lá không bịt băng đen chế tạo được tinh bột vì lá chuyển màu xanh tím khi nhỏ dung dịch Iot.
Kết luận:
Lá chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.

Bài tập : Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Trong lá, quá trình quang hợp xẩy ra tại:
Tế bào thịt lá phía dưới (Mô xốp).
Tế bào thịt lá phía trên (Mô dậu).
Gân lá.
Biểu bì.
Câu 2: Dung dịch Iot thường dùng làm thuốc thử với tinh bột vì:
A. Tinh bột tạo với dung dịch Iot màu xanh tím đặc trưng.
B. Chỉ dung dịch Iot tác dụng với tinh bột.
C. Dung dịch Iot dễ kiếm.
D. A, B, C đúng.
Em có biết:
Trong không khí có :
78,03% thể tích khí Nitơ.
20,93% thể tích khí Oxi.
Còn lại là thành phần các khí: Cacbonic, hơi nước…
Vậy, trong không khí chất khí nào duy trì sự cháy?
2. Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột:
Đọc thông tin trong SGK/69, quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm để thực hiện lệnh ▼ SGK/70:
2. Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột:
Đọc thông tin trong SGK/69, quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm để thực hiện lệnh ▼ SGK/70:
▼Thảo luận:
- Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột? Vì sao?


- Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra chất khí? Đó là khí gì?



- Có thể rút ra được kết luận gì qua thí nghiệm?
Cành rong ở cốc B chế tạo được tinh bột vì để ngoài ánh sáng.
Hiện tượng : sủi bọt khí ở đáy ống nghiệm, khí đẩy nước ở trong ống nghiệm xuống.
Khí đó là khí Oxi vì làm bùng que đóm vừa tắt.
Kết luận :
Trong quá trình chế tạo được tinh bột,
lá nhả ra khí Oxi ra môi trường ngoài.
Phiếu học tập:
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Bằng thí nghiệm có thể xác định được :
Lá chế tạo ……………………………….
Trong quá trình chế tạo tinh bột,………………………… ra môi trường.
Câu 2: Tại sao thường thả thêm rong vào bể cá?
A. Cung cấp tinh bột làm thức ăn cho cá.
B. Cung cấp thêm Oxi trong quá trình cá hô hấp.
C. Tạo nơi ẩn lấp cho cá.
D. Tạo môi trường sống lí tưởng cho cá.
Câu 3: Ở nơi đông dân cư như các thành phố lớn thường trồng nhiều cây xanh vì:
Tạo bóng mát.
Tạo vẻ đẹp cho thành phố.
C. Cây quang hợp tạo khí Oxi giúp điều hòa không khí.
D. A và B đúng.
Câu 4: Phải trồng cây ở nơi đủ ánh sáng vì:
A. Cây quang hợp tốt sẽ sinh truởng và phát triển bình thường.
B. Cây nhả ra nhiều khí Oxi giúp không khí trong lành.
C. Tinh bột rất cần thiết đối với cây.
D. Không có ánh sáng cây sẽ chết.
tinh bột khi có ánh sáng.
lá nhả khí Oxi
Dặn dò về nhà:
Học thuộc nôi dung thí nghiệm lá cây chế tạo ra tinh bột ngoài ánh sáng.
Hoàn thiện các bài tập trong SGK và vở bài tập.
Đọc trước nội dung bài : Quang hợp (tiếp theo).

Cảm ơn các thầy cô giáo đã tới dự tiết học!
Cảm ơn các em học sinh đã tham gia tích cực xây dựng tiết học!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vy Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)