Bài 21. Quang hợp

Chia sẻ bởi Tri Phan | Ngày 23/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Quang hợp thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

TỔ HÓA SINH
Thực hiện
THAO GIẢNG SINH HỌC 6
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào ?
Tế bào biểu bì mặt trên
Tế bào biểu bì mặt dưới
Tế bào thịt lá
Gân lá
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 2: Cho các từ: lục lạp, vận chuyển, lỗ khí, biểu bì, bảo vệ, đóng mở. Hãy chọn những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu dưới đây.
+ Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào .. . . . . . trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dầy có chức năng . . . . . . . .cho các phần bên trong của phiến lá.
+ Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều . . . . . . . .Hoạt động . . . . . . . . . .của nó giúp cho lá trao đổi khí và cho hơi nước thoát ra ngoài.
+ Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều . . . . . . . . có chức năng thu nhận ánh sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ.
+ Gân lá có chức năng . . . . . . . . . . . . .các chất cho phiến lá.
biểu bì
bảo vệ
lỗ khí
đóng mở
lục lạp
vận chuyển
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 3: Cấu tạo của phần thịt lá có những đặc điểm gì giúp nó thực hiện được chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây ?
� Thịt lá gồm nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp (chứa chất diệp lục) ở bên trong. Lục lạp chính là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Lục lạp chỉ được tạo thành nhờ có ánh sáng.
Lục lạp
Mời các em xem đoạn phim
Mời các em xem đoạn phim
Bài 21: QUANG HỢP
Thí nghiệm: Thử tinh bột bằng dung dịch iốt
Chuẩn bị: mỗi nhóm có 1cái khay gồm: bột mì, dung dịch iốt loãng, ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp.
Tiến hành: nhỏ 2 giọt dung dịch iốt vào bột mì.
Quan sát hiện tượng của thí nghiệm
? Kết luận: dung dịch iốt được dùng làm thuốc thử tinh bột .
Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng.
Thí nghiệm
Thảo luận
Câu 1: Việc bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen nhằm mục đích gì ?
Bịt lá thí nghiệm bằng 1 băng giấy đen làm cho 1 phần lá không nhận được ánh sáng. Điều này nhằm mục đích so sánh với phần lá vẫn được chiếu sáng.
Câu 2: Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo ra tinh bột ? Vì sao ?
Chỉ có phần lá không bị bịt đã chế tạo được tinh bột. Do phần lá này bị nhuộm màu xanh tím với thuốc thử tinh bột.
Câu 3: Qua thí nghiệm này ta rút ra được kết luận gì ?
Lá chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng (quang hợp).
Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng.
Thí nghiệm: (xem ở SGK tr 68).
Kết luận: Lá chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng .
Khi trồng cây với mật độ dày thiếu ánh sáng thì cây trồng bị ảnh hưởng gì?

Khi lá cây bị thiếu ánh sáng tạo được ít chất hữu cơ lá vàng dần rồi rụng, cây có thể bị chết do không đủ chât hữu cơ cung cấp cho cây.
Do đó, phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng, mật độ hợp lí.
2. Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột.
Thí nghiệm
A
B
Thảo luận
Câu 1: Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột ? Vì sao ?
Chỉ có cành rong trong cốc B chế tạo được tinh bột vì được chiếu sáng.
Câu 2: Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra chất khí ? Đó là khí gì ?
Hiện tượng chứng tỏ cành rong trong cốc B đã thải ra chất khí là có bọt khí thoát ra từ cành rong ra rồi nổi lên và chiếm một khoảng dưới đáy ống nghiệm. Đó là khí oxi vì đã làm que đóm vừa tắt lại bùng cháy.
Câu 3: Có thể rút ra kết luận gì qua thí nghiệm ?
Lá đã nhả ra khí oxi trong quá trình chế tạo tinh bột.
Thí nghiệm:( xem ở SGK tr 68 ).
Kết luận: Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng.
2. Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột.
a. Thí nghiệm: (xem ở SGK tr 69).
b. Kết luận: Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả khí oxi ra môi trường ngoài.
Các em hãy quan sát những hình sau
Củng cố
Câu 1: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm rong (hoặc trồng cây thủy sinh) vào bể ?
A. Thả rong cho có màu xanh cho giống với môi trường tự nhiên.
B. Thả rong vì trong quá trình quang hợp, cây rong đã thải ra khí oxi hòa tan vào nước, giúp cá hô hấp.
C. Thả rong cho cá mát mẻ .
D. Thả rong cho bể đẹp .
B. Thả rong vì trong quá trình quang hợp, cây rong đã thải ra khí oxi hòa tan vào nước, giúp cá hô hấp.
Củng cố
Câu 2: Vì sao phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng ?
A. Dưới ánh sáng mặt trời lá cây chế tạo được tinh bột để nuôi cây.
B. Không có ánh sáng mặt trời lá cây dễ bị bệnh.
C. Đủ ánh sáng năng suất cây trồng sẽ cao.
A. Dưới ánh sáng mặt trời lá cây chế tạo được tinh bột để nuôi cây.
Củng cố
Câu 3: Vì sao ở những nơi đông dân cư như ở các thành phố lớn, người ta thường trồng nhiều cây xanh ?
+ Cung cấp oxi giúp không khí trong lành.
+ Tạo cảnh quang môi trường.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK tr 70.
- Làm bài tập trong vở bài tập tr 40-41.
- Nghiên cứu trước bài QUANG HỢP (tt)
- Ôn lại kiến thức về sự hút nước của rễ, sự vận chuyển các chất trong thân và cấu tạo trong của lá.
DẶN DÒ
TỔ HÓA SINH
Trường THCS
Nguyễn Trường Tộ
Thực hiện, tháng 11 năm 2006
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tri Phan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)