Bài 21. Phương pháp tả cảnh

Chia sẻ bởi Nhữ Văn Thuấn | Ngày 21/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Phương pháp tả cảnh thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
" Ngoài vườn, trên các lối xóm, những cây xoan gầy, thân mốc trắng, giơ lên những cánh tay đen đủi, trơ trụi, đã trổ từng túm lá tơ. Trong những đám lá nhỏ xanh rờn vân vân ấy, nhoi ra từng chùm nụ be bé. Gặp mưa bụi li ti, những chùm nụ nở hoa. Hoa xoan nhỏ, cánh chấu, tim tím, trăng trắng, vừa nở lại vừa rụng phơi phới trong mưa xuân." ( Tô Hoài )
1) Đoạn văn miêu tả đối tượng nào ?
A. Tả người B. Tả cảnh
2) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào để miêu tả ?
A.Nhân hóa B. So sánh C. Hoán dụ
3) Để đối tượng miêu tả thêm sinh động tác giả đã lựa chọn những loại từ nào sau đây?
A.Từ đơn B. Từ phức C. Từ láy
Đáp án đúng:
1) B. Tả cảnh
2) A. Nhân hoá
3) C. Từ láy
a) " Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ."


Đoạn văn miêu tả hình ảnh Dượng Hương Thư
trong cuộc vượt thác.


* Cần xác định đối tượng miêu tả
" Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.".

- Dượng Hương Thư vượt thác hết sức khó khăn, vất vả, phải dùng hết sức lực điều khiển con thuyền.
- Thác nước dữ dội, nguy hiểm, nước chảy xiết rất nhanh và mạnh.

* Cần quan sát đối tượng lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.

Tả dòng sông và rừng đước Năm Căn
(tả quang cảnh dòng sông Năm Căn).

- Vị trí quan sát : trên con thuyền xuôi dòng Năm Căn.

- Cảnh dưới mặt sông Năm Căn được tả trước, cảnh rừng đước trên bờ Năm Căn tả sau.

- Miêu tả theo thứ tự từ gần đến xa, từ dưới sông lên trên bờ.


* Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
- Đoạn 1: " Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh trai. Đảo xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào." (Vũ Tú Nam)

- Đoạn 2 : Từ trên trời nhìn xuống phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm. Cũng như mô hình triển lãm, tất cả ruộng đồng, làng xóm, núi non. Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc. Núi Thầy rồi núi Ba Vì, sông Đà, dãy núi Hoà Bình. triền miên một dải miền Tây ẩn hiện dưới làn mây, lúc dầy lúc mỏng (Trần Lê Văn)
* Muốn tả cảnh cần:
- Xác định đối tượng miêu tả.
- Quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu về đối tượng.
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự (thời gian, không gian.)


* Mở bài:
-Từ đầu đến " Màu xanh là màu của lũy":
- Giới thiệu khái quát về lũy tre làng.
* Thân bài:
-Từ " Lũy ngoài cùng..." đến "không rõ!..."
- Lần lượt miêu tả cụ thể 3 vòng của lũy tre làng:
+ Lũy ngoài cùng, trồng tre gai...
+ Lũy giữa trồng tre thẳng.
+ Lũy trong cùng tre càng thẳng hơn.
* Kết bài:
- " Dưới gốc tre" đến hết.
- Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.

* Bố cục bài tả cảnh thường có 3 phần:
- Mở bài : giới thiệu cảnh đượct tả.
- Thân bài : tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.
- Kết bài : thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
* Mở bài : Chính là tên văn bản " Biển đẹp":
+ Giới thiệu khái quát cảnh biển đẹp.
* Thân bài : (Tiếp đến gắt gỏng) :
Lần lượt tả vẻ đẹp và sắc màu của biển ở nhiều thời điểm, góc độ khác nhau:
+ Buổi sáng
+ Buổi chiều: lại có buổi chiều lạnh nắng tắt sớm; buổi chiều nắng tàn, mát dịu;
+ Buổi trưa
+ Ngày mưa rào
+ Ngày nắng
* Kết bài : (Đoạn cuối văn bản " Biển nhiều khi rất đẹp...")
- Nêu nhận xét và suy nghĩ của mình về sự thay đổi cảnh sắc ở biển.

Đoạn văn mở bài :
" Hôm nay lớp tôi có hai tiết viết bài tập làm văn. Chẳng ai bảo ai, nhưng tất cả đều có vẻ căng thẳng và lo lắng."
Đoạn văn kết bài :
Tiếng trống kết thúc giờ học vang lên. Cả lớp hối hả nộp bài. Có bạn đã viết xong, nhưng có bạn vẫn còn đang làm dở. Mặc dù vậy nhưng ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm.
Một đoạn văn phần thân bài :
Từ xa nhìn lại, cảnh sân trường giờ ra chơi giống như một bức tranh thu nhỏ. Đủ mọi trò chơi đang diễn ra: chỗ đá cầu, chỗ nhảy dây, chỗ chơi bi, chỗ chơi bóng chuyền, có chỗ học sinh đang đua nhau chạy. Sinh động nhất là trò chơi bóng chuyền. Những cánh tay khoẻ khoắn, rắn chắc chuyền nhau trái bóng. Thỉnh thoảng có những cú đập thật ngoạn mục. Tiếng reo hò vang động cả sân trường.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nhữ Văn Thuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)