Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Trương Minh Đức | Ngày 10/05/2019 | 169

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT KRÔNG A NA
GV: TRƯƠNG MINH ĐỨC
Thầy xin chào các em học sinh,
Chúc các em luôn luôn học tập tốt.


Kiểm tra bài cũ:


Câu 1: Hãy trình bày nguyên nhân và nguyên cớ thực dân Pháp xâm lược Việt Nam(1858)?
Câu 2: Nội dung chủ yếu và ý nghĩa Hiệp ước Hácmăng(1883)?
Bài 20
CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873-1884
Giới thiệu bài mới.
Từ năm 1858, Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Với âm mưu muốn chiếm nước ta để làm thuộc địa, giải quyết các yêu cầu phát triển kinh tế tư bản của chính quốc, TD Pháp đã dùng nhiều thủ đoạn để thôn tính từng vùng lãnh thổ Việt Nam.
Triều đình nhà Nguyễn với bản chất bạc nhược, phản động đã lần lượt nhân nhượng, đầu hàng Pháp. Tuy vậy, trong nội bộ triều đình vẫn còn một số quan lại kiên quyết đấu tranh-đặc biệt là Tôn Thất Thuyết, đứng đầu phái chủ chiến-đã tổ chức, lãnh đạo quân dân ta chiến đấu chống giặc, dẫn đến phong trào Cần Vương bùng nổ và kéo dài trong thời gian cuối thế kỉ XIX.
Vậy cuộc đấu tranh này diễn ra như thế nào? Và phong trào Cần Vương là gì?
Bài 21
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
CUỐI THẾ KỈ XIX
Tiết 25.
I.PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ.
1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương.
a.Nguyên nhân.
-Sau hiệp ước Hácmăng(1883) và Patơnốt(1884), TD Pháp đã cơ bản hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chúng bắt đầu xúc tiến việc thiết lập bộ máy cai trị ở Bắc Kì và Trung Kì.
-Phong trào kháng chiến của nhân dân, một cố quan lại, văn thân, sĩ phu tiếp tục phát triển.
-Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phe chủ chiến-đứng đầu là Tôn Thất Thuyết-mạnh tay hành động.
b.Diễn biến:

-Đêm 4/7/1885, Tôn Thất Thuyết cho quân tấn công quân Pháp tại toà Khâm sứ và đồn Mang Cá.
-Sáng 5/7/1885, quân Pháp phản công.

-Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở(Quảng Trị).

-13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
2.Các giai đoạn phát triển của phong trào
Cần vương.
Lãnh đạo:
Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước.

a.Giai đoạn 1885-1888.
Lực lượng:
Đông đảo nhân dân, có cả người dân tộc thiểu số.
Địa bàn:
Rộng lớn, từ Bắc vào Nam, nhất là Trung Kì (từ Huế trở ra) và Bắc Kì.

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

Khởi nghĩa Hương Khê
Khởi nghĩa
Ba Đình
Khởi nghĩa
Bãi Sậy
Kết quả.
Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri.

b.Giai đoạn 1888-1896.
Lãnh đạo:
Các sĩ phu, văn thân yêu nước.

Địa bàn:
Thu hẹp, chủ yếu vùng núi, trung du.

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
Khởi nghĩa Hương Khê
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
Kết quả:
Đến năm 1896 phong trào thất bại.

Tính chất:
Là phong trào yêu nước chống TD Pháp, theo khuynh hướng phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

Củng cố bài.
Em hiểu phong trào Cần vương là gì?
Hãy nêu đặc điểm và tính chất của phong trào Cần vương?
Mừng ngày Quốc tế phụ nữ
8.3.2008
*Chúc các em nữ sinh luôn vui, khoẻ, học tập tốt;
*Biết vươn lên với những ước mơ, và là những bông hoa của mỗi lớp học.
Tiết học đến đây là hết;
Xin chào tạm biệt các em.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Minh Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)