Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Kiếm Thiên Vương | Ngày 10/05/2019 | 118

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:





Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
I. Phong trào Cần Vương bùng nổ
Em có nhận xét gì về tình hình nước ta sau Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt ?
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.
- Triều đình đã phản bội lại nhân dân, không đoàn kết với nhân dân và đã kí văn kiện đầu hàng Pháp.
- Thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam
a. Nguyên nhân của cuộc phản công:
Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế ?

- Sau hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc kì và nửa bảo hộ ở Trung kì.
Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.
- Tiêu biểu phong trào chống Pháp của phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết.
Em có hiểu biết gì về Tôn Thất Thuyết ?
Ti?u s? Tôn Thất Thuyết
Sinh năm 1835 mất năm 1913, đại thần theo xu hướng chủ chiến chống Pháp trong triều đình nhà Nguyễn.
Ông là hậu duệ của Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần
Năm 1869, làm án sát Hải Dương .
Năm 1873, cùng quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đánh Pháp ở Ô Cầu Giấy, giết được sĩ quan chỉ huy Pháp Gacniê (F. Garnier).
Năm 1883, được sung vào Viện Cơ mật. Vua Tự Đức mất, ông là một trong ba vị Phụ chính đại thần.
Để thực hiện tinh thần chủ chiến, ông cùng với Phụ chính Nguyễn Văn Tường phế truất, bức tử và ám sát một số nhân vật thuộc phe phái khác và tôn Ưng Lịch mới 14 tuổi lên ngôi lấy niên hiệu là Hàm Nghi.
Tháng 7.1885, chủ động tấn công Pháp ở Huế nhưng thất bại. Sau đó, rước vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị, rồi Quảng Bình, Hà Tĩnh mở đầu phong trào Cần vương kháng Pháp.
Ng­êi Ph¸p ®¸nh gi¸ vÒ T«n ThÊt ThuyÕt “Lßng yªu n­íc cña T«n ThÊt ThuyÕt kh«ng chÊp nhËn mét sù tháa hiÖp nµo,«ng ta xem quan l¹i chñ hßa nh­ kÎ thï cña d©n téc…Tuy nhiªn, dï cho sù ®¸nh gi¸ «ng cña nh÷ng ng­êi cïng thêi thiªn vÞ nh­ thÕ nµo,mét ®¹o ®øc lín ®· béc lé râ rÖt trong mäi hoµn c¶nh cña ®êi «ng,®ã lµ sù g¾n bã l¹ lïng cña «ng víi Tæ quèc”.

Vì sao Pháp lại muốn tiêu diệt phe chủ chiến?
- Phe chủ chiến trong triều đình đang ra sức chuẩn bị gây dựng lực lượng tại các căn cứ.
Pháp tỏ rõ thái độ muốn tiêu diệt Tôn Thất Thuyết và phe chủ chiến, trước tình hình đó phe chủ chiến đã làm gì?
- Phe chủ chiến quyết định phản công ra tay trước vào ngày mồng 4,5 - 7 - 1885.
Đêm 4,5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công ở tòa Khâm sứ và Đồn Mang cá
Sáng 6/7/1885, quân Pháp phản công kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi cùng triều đình rút khỏi kinh thành lên sơn phòng Tân Sở
Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương,
Lược đồ kinh thành Huế năm 1885
b. Diễn biến
Em có hiểu biết gì về vua Hàm Nghi?
Năm 1904, cựu hoàng Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe (sinh năm 1884), con gái của ông Laloe chánh án toà Thượng phẩm Alger. Đám cưới của họ trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger. Hàm Nghi cùng bà Marcelle Laloe có ba người con:
Công chúa Như Mai sinh năm 1905
Công chúa Như Lý sinh năm 1908
Hoàng tử Minh Đức sinh năm 1910
Ngày 4 tháng 1 năm 1943, vua Hàm Nghi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại biệt thự Gia Long, thủ đô Alger. Ông được chôn cất ở Sarlat (Sarlat-la-Canéda), vùng Aquitaine, nước Pháp. Trên mộ của vua Hàm Nghi và một số tài liệu ghi ông mất năm 1944. Ông ra đi mang theo nỗi hờn vong quốc không bao giờ nguôi ngoai trong tâm trí. [10]
Đám cưới vua Hàm Nghi
Em hiểu thế nào là "Cần Vương"? Xuống chiếu "Cần Vương" nhằm mục tiêu gì?
- Kêu gọi văn thân, sỹ phu, nhân dân phò vua cứu nước.
Sau khi vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương đã có tác dụng như thế nào đối với nhân dân?
- Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta. Phong trào Cần Vương bùng nổ kéo dài suốt 12 năm cuối thể kỷ XIX.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển qua hai giai đoạn.
a. Từ 1885-1888
- Lãnh đạo:Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: đông đảo gồm nông dân và cả dân tộc thiểu số
- Địa bàn: từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là ở Trung Kì và Bắc Kì
- Diễn biến: có các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:KN Ba Đình, Hương Khê; Bãi Sậy
- Kết quả: Cuối năm 1888 vua Ham Nghi bị TD Pháp bắt và bị lưu đầy sang Angieri
b. Giai đoạn 1888-1896:
Lãnh đạo: Các sĩ phu, văn thân yêu nước
-Địa bàn thu hẹp, quy tụ thành những trung tâm lớn, trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du.
-Diễn biến:tiêu biểu là cuộc KN Hồng Lĩnh, Hương Khê
-Kết quả: năm 1896 phong trào thất bại
-Tính chất: là phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
Lược đồ KN Hương Khê
Tại sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục nổ ra? Qua đó nói lên điều gì?
Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, tính chất cần vương phò vua không còn, nhưng mục đích cứu nước thì còn và luôn là mục tiêu hướng tới của nhân dân ta. Do đó phong trào Cần Vương thể hiện mang tính dân tộc sâu sắc.
II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỷ XIX.
1.Khởi nghĩa Bãi Sậy(1883-1892)
Vì sao gọi là cuộc KN Bãi Sậy?
Vì Bãi Sậy là căn cứ chính, còn thực chất phong trào Bãi Sậy có địa bàn hoạt động rộng khắp các tỉnh(Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh.)
Lãnh đạo cuộc KN Bãi Sậy là ai?
Lãnh đạo là Nguyễn Thiện Thuật
Vài nét về tiểu sử Nguyễn Thiện Thuật
Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926), lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19.
Nguyễn Thiện Thuật, quê làng Xuân Dục huyện Đường Hào (nay là làng Xuân Đào xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên).
Nguyễn Thiện Thuật là con cả của một gia đình nhà nho nghèo, thuộc dòng họ hậu duệ của Nguyễn Trãi[1].
Năm 1874, khi đã đỗ Tú tài, ông được cử làm Bang biện do có công đánh giặc ở Kinh Môn tỉnh Hải Dương.
Vào khoảng đầu năm 1883, lập căn cứ ở Bãi Sậy.
Tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, Nguyễn Thiện Thuật trở về Bãi Sậy lãnh đạo khởi nghĩa Cần Vương kháng Pháp.
Với tài nghệ thuật lãnh đạo của mình, Nguyễn Thiện Thuật đã trang bị, tổ chức như thế nào cho nghĩa quân?
Chia thành nhóm nhỏ(20-25 người) trà trộn vào dân, vũ khí chủ yếu là tự tạo.
Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến của cuộc KN Bãi Sậy?
- Năm 1885-1887, nghĩa quân đẩy lui được nhiều cuộc càn quét.
- Từ năm 1888-1889, là giai đoạn chiến đấu quyết liệt, quân Pháp và tay sai đã bao vây căn cứ chính.
Theo em điểm nổi bật của cuộc khởi nghĩa này là gì?
Đã vận động được nhiều lính ngụy trở về với nhân dân.
Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa?
Kết quả: Tồn tại 9 năm, gây cho Pháp nhiều khó khăn.
ý nghĩa: + Kế tục truyền thống yêu nước của nhân dân ta
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm tác chiến ở vùng đồng bằng
Bài tập về nhà: - Vẽ bản đồ phong trào Cần Vương.
- Lập niên biểu về diễn biến chính của phong trào Cần Vương theo mẫu sau:










* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kiếm Thiên Vương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)