Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Ngọc Hiệp | Ngày 10/05/2019 | 120

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

BÀI 21:
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC
CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
CUỐI THẾ KỶ XIX
I- PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương:
Tình hình Việt Nam sau khi kí Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt(1884)
Hoàn thành về cơ bản xâm lược Việt Nam.
Thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
Tìm cách loại bỏ phái chủ chiến:
Thiết lập nền bảo hộ Pháp
Dễ điều khiển bọn tay sai
Phía Pháp:
Phía Việt Nam:
Trong triều đình, phái Chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu đang chiếm ưu thế, tiến hành nhiều hành động kiên quyết:
+ Phế bỏ các vua có biểu hiện thân Pháp, đưa Ưng Lịch lên ngôi ( hiệu Hàm Nghi).
+ Xây dựng trung tâm kháng chiến (Tân Sở - Quảng Trị)
+ Liên kết với các sĩ phu, văn thân chuẩn bị kháng chiến.
Phong trào kháng chiến của nhân dân và quan lại yêu nước bùng nổ mạnh mẽ chống lại triều đình phong kiến.
Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế:
Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế:
Diễn biến:
Đêm mồng 4 ráng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết tấn công toà Khâm Sứ và đồn Mang Cá.
Cuộc chiến diễn ra ác liệt.
Kết quả:
Cuộc phản công bị thất bại.
Rạng sáng 5/7, Pháp phản công, chúng tàn sát cướp bóc dân ta tàn bạo
Nguyên nhân:
Chuẩn bị vội vã, thiếu sự chu đáo →sức chiến đầu quân ta giảm nhanh chóng
Quân Pháp mạnh.
 Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời Kinh thành Huế về Tân Sở (Quảng Trị
Chiếu Cần Vương
Ngày 13.7.1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống Chiếu Cần Vương.
→kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cá nước đứng lên vì vua kháng chiến
→ thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, kéo dài hơn 10 năm.
VUA HÀM NGHI
TÔN THẤT THUYẾT
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ VUA HÀM NGHI
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương:
Qua 2 giai đoạn
a) Từ năm 1885 đến 1888:
Lãnh đạo phong trào: vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa: văn thân, sĩ phu và nông dân.
Đi theo Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết có nhiều văn thân, sĩ phu và các tướng lĩnh khác.
Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía tay 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh
Cuối năm 1888, do có sự chỉ điểm của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị bắt.
Nhà vua cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của pháp →chịu sự lưu đày sang Angieri (Bắc Phi)
b) Từ năm 1888 đến 1896
Không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.
Lãnh đạo: các văn thân, sĩ phu yêu nước.
Địa bàn hoạt động: trung du và miền núi, quy tụ thành các trung tâm kháng chiến lớn
Khởi nghĩa tiêu biểu: Hùng Lĩnh, Hương Khê
→cuối năm 1895 – 1896, phong trào Cần Vương kết thúc
II/ MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẦU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỈ XIX:
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892):
1888, bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt: thực dân Pháp tăng cường binh lực, cho xậy dựng hệ thống đồn bốt, thực hiện chính sách “ dung người Việt trị người Việt”=> cô lập căn cứ Bãi Sậy.
lực lượng giảm sút,bị bao vây, cô lập
Căn cứ: Bãi Sậy
Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật
Diễn biến:
1885 – 1887, nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp ở cả vùng Khoái Châu và vùng căn cứ Hai Sông.
Nhiều trận đánh ác liệt diễn ra ở địa bàn các tỉnh : Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Yên.
7.1889 Nguyễn Thiện Thuật lánh sang T.Quốc và mất tại đó.
Cuối 7.1889, căn cứ Hai Sông bị Pháp bao vây
Đốc Tít bị bắt, phải ra hang giặc, bị đày sang Angieri
1892, những tướng còn lại về với Đề Thám ở Yên Thế.
2.Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
Căn cứ: tại ba làg Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê
Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng
Diễn biến:
12. 1886, Pháp tập trung 500 quân, tấn công vào căn cứ Ba Đình nhưng thất bại.
6.1.1887, Pháp huy động khoảng 2500 quân do Đại tá Brit – xô chỉ huy, pháo binh yêm trợ.
→cuộc chiến diễn ra ác liệt: Pháp dung vòi rồng phun dầu đốt lũy tre, tập trung đại bác bắn dồn dập vào căn cứ.
→nghĩa quân bị tiêu hao rất nhiều.
20.1.1887, mở đường máu rút lên Mã Cao.
21.1.1887, Pháp chiếm được căn cứ, đốt phá, xóa tên ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê trên bản đồ hành chính.
Mùa hè năm 1887, Đinh Công Tráng bị bắt giết, khởi nghĩa hoàn toàn tan rã.
3.Khởi nghĩa Hương Khê (1885 -1896)
Căn cứ: Hương Khê - một huyện miền núi phía Tây tỉnh Hà Tĩnh
Lãnh đạo: Phan Đình Phùng
Diễn biến:
Giai đoạn 1885 – 1888:
Giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở.
Giai đoạn từ năm 1888 -1896:
Giai đoạn chiến đấu quyết liệt:
+ Đầu 1889, đẩy mạnh hoạt động và lien tục mở ra các cuộc tấn công, tập kích.
+ Nhiều trận đánh nổi tiếng đã diễn ra: Trường Lưu, tập kích thị xã Hà Tĩnh,…
+ Cao Thắng hy sinh trong trận đồn Nu năm 29 tuổi.
+ 17.10.1894, giành thắng lợi lớn trong trận phục kích núi Vụ Quang.
Đội quân tay sai do Nguyễn Thân chỉ huy tổ chức cuộc vây hãm núi Vụ Quang.
28.12.1895, Phan đình Phùng hy sinh.
1896 những thủ lĩnh cuối cùng rơi vào tay Pháp khởi nghĩa kết thúc.
4.Khởi nghĩa Yên Thế (1884 -1913)
Căn cứ: Yên Thế - vùng bán sơn địa phía tây tỉnh Bắc Giang
Lãnh đạo: Đề Thám
Diễn biến:
Giai đoạn từ 1884 – 1892:
Hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ dưới sự chỉ huy của nhiều thủ lĩnh khác nhau, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm.
Sau những đợt càn quét, rút lên vùng Bắc Yên Thế xây dựng, củng cố sự phòng thủ.
3.1892, Pháp huy động 2200 quân, gồm nhiều binh chủng ồ ạt tấn công.
=> Lực lượng bị tổn thất.
=> 4.1892, Đề Nắm bị sát hại.
Giai đoạn từ 1893 – 1897:
Đề Thám trở thành thủ lĩnh tối cao.
Trong bối cảnh phong trào kháng chiến bị đàn áp dữ dội=> Đề Thám tìm cách giảng hòa với Pháp đề có thời gian củng cố lực lượng.
10.1894, theo thỏa thuận, Pháp rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản 4 tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng.
=> Pháp bội ước, 11.1893 lại tổ chức tấn công.
=> Nghĩa quân chia thành nhóm nhỏ, trà trộn vào dân để dễ hoạt động.
12.1897, Đề Thám xin giảng hòa lần 2=> phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo do Pháp đưa ra: nộp khí giới, thường xuyên trình diện chính quyền thực dân.
- Giai đoạn từ 1898 – 1908:
Tranh thủ thời gian hào hoãn, nghĩa quân vừa sản xuất vừa luyện tập quân sự tại đồn điền Phồn Xương.
đội quân không đông nhưng tinh nhuệ và thiện chiến.
căn cứ trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước của cả nước.
-Giai đoạn từ 1909 – 1913:
Sau vụ đầu độc lính Pháp 1908, Pháp quyết định mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt phong trào Yên Thế.
→Nghĩa quân trải qua gian khổ, lien tục di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
→nhiều thủ lĩnh hy sinh, một số ra hang.
→2.1913, đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngọc Hiệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)