Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hồng Luyến | Ngày 10/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô giáo
đến dự tiết học cùng lớp 11B3 ngày hôm nay !
Em hãy nêu nội dung Hiệp ước Hác-măng ký kết năm 1883? Em có nhận định gì về Hiệp ước này?
Kiểm tra bài cũ
BÀI 21
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.

Nguyên nhân:
Hãy cho biết, sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ –nốt, Thực dân Pháp đã tăng cường làm những việc gì?
I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.

Nguyên nhân:
- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Patơnốt, Pháp thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì, tăng cường sự kìm kẹp ở Việt Nam.

Phong trào đấu tranh của nhân dân tiếp tục phát triển sôi sôi nổi (vừa chống thực dân Pháp xâm lược vừa ủng hộ phái chủ chiến trong triều)

- Phe chủ chiến (đứng đầu là Tôn Thất Thuyết) đẩy mạnh hành động chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống lại thực dân Pháp.

I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.

- Pháp âm mưu loại phái chủ chiến.
Biết được âm mưu đó, Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước để giành thế chủ động.
Hình 60: Tôn Thất Thuyết
(1835 - 1913)
Với Tôn Thất thuyết không chấp nhận một sự thỏa hiệp nào, Ông coi các quan lại thỏa hiệp như kẻ thù của dân tộc…một đạo đức lớn đã bộc lộ rõ rệt trong mọi hoàn cảnh của đời ông, đó là sự gắn bó lạ lùng giữa đời ông với tổ quốc “rõ ràng Tôn Thất Thuyết không muốn giao thiệp với chúng ta (Pháp), ông bộc lộ sự căm ghét khôn cùng đối với chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta có thể nói rằng, ông căm ghét chúng ta đó là quyền và bộn phận của ông”
Diễn biến
Phái chủ chiến tấn công đêm 4 sáng 5-7-1885
Quân Pháp phản công ngày 5-7-1885
Hình ảnh quân Pháp phản công
Diễn biến
Đêm 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho hai đạo quân nổ súng tấn công Tòa Khâm sứ và Đồn Mang Cá.

Sáng 5-7 quân Pháp phản công, Kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi cùng Tam cung lên Tân Sở (Quảng Trị).
Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi cùng Tam cung
rời Hoàng thành ra Tân Sở
Ngày 13-7, lấy danh vua, Tôn Thất Thuyết đã xuống chiếu “Cần Vương” để kêu gọi các tầng lớp nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
Thế nào là Cần vương, mục đích của việc xuống chiếu Cần vương?
Chiếu “Cần vương” đã có tác dụng gì với phong trào đấu tranh của nhân dân ta lúc này?
Thổi bùng phong trào kháng chiến của nhân dân ta trong suốt gần 12 năm (1885-1896)
Hình 59: Vua Hàm Nghi (1872 – 1943 )
TÂN SỞ -
QUẢNG TRỊ
Hình ảnh: Chiếu Cần Vương
…Nước ta gần đây ngẫu nhiên gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào không nghĩ tới tự cường tự trị. Kẻ phái của Tây ngang bức; hiện tình mỗi ngày một quá thêm…. Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này không thể hết sức giữ được, để đô thành bị hãm, xe giá phải dời xa…. Nhưng chỉ có luân thường quan hệ với nhau, bách quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, tất không bỏ Trẫm: kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, kẻ giàu bỏ của giúp quân nhu…
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương.
a. Giai đoạn (7-1885 đến 11-1888).
b. Giai đoạn (cuối năm 1888 đến đầu đầu năm 1896)
Hoạt động nhóm
Nhóm 2
Nhóm 1
Tìm hiểu về giai đoạn 1
(1885 – 1888)

Tìm hiểu về giai đoạn 2
(1888 – 1896)
Nhóm 1
Nhóm 2
Từ 11-1888 phong trào vẫn tiếp tục phát triển, chứng tỏ hưởng ứng chiếu “Cần vương” chỉ là hình thức. Động lực cơ bản nhất chính là lòng yêu nước, quyết tâm chống ngoại xâm bảo vệ độc lập của nhân dân ta.
Từ 11-1888 không còn vua nhưng vì sao phong trào vẫn tiếp tục phát triển, điều đó nói lên điều gì?
Tính chất: phong trào theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến, mang tính dân tộc sâu sắc
Củng cố
Nguyên nhân phái chủ chiến quyết định tấn công Kinh thành Huế đêm 4 rạng 5-7-1885? Kết quả của sự kiện này?
- Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương? Vai trò quần chúng nhân dân trong phong trào các mạng do văn thân sĩ phu lãnh đạo?
Về nhà: học bài cũ, chuẩn bị bài mới (phần II)
Bài tập 2 SGK trang 136. Thống kê các phong trào Cần Vương tiêu biểu theo mẫu trong SGK.
Dặn dò
Chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã chú ý theo dõi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Hồng Luyến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)