Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Bùi Thị Ngọc | Ngày 10/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Bài 21:
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC
CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
NỘI DUNG
I. Phong trào Cần vương bùng nổ
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương
2.Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX.
I. Phong trào Cần vương bùng nổ
Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương.
a.Nguyên nhân:

Nhận xét tình hình nước ta sau hai hiệp ước Hác măng(1883) và hiệp ước Patơnốt (1884)?
a.Nguyên nhân:
- Sau 1884, Pháp xác lập ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam.
Được nhân dân cổ vũ phe chủ chiến mạnh tay hành động.
Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến
=> Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước.
I. Phong trào Cần vương bùng nổ
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương.
Vì sao Pháp quyết tâm loại trừ phe chủ chiến?
Tôn Thất Thuyết có những hành động gì? Những hành động đó nhằm mục đích gì?
Hình 60: Tôn Thất Thuyết
(1835 - 1913)
Với Tôn Thất thuyết không chấp nhận một sự thỏa hiệp nào, Ông coi các quan lại thỏa hiệp như kẻ thù của dân tộc…một đạo đức lớn đã bộc lộ rõ rệt trong mọi hoàn cảnh của đời ông, đó là sự gắn bó lạ lùng giữa đời ông với tổ quốc “rõ ràng Tôn Thất Thuyết không muốn giao thiệp với chúng ta (Pháp), ông bộc lộ sự căm ghét khôn cùng đối với chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta có thể nói rằng, ông căm ghét chúng ta đó là quyền và bộn phận của ông”
Hình ảnh quân Pháp phản công
Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi cùng Tam cung
rời Hoàng thành ra Tân Sở
TÂN SỞ -
QUẢNG TRỊ
VUA HÀM NGHI LÊN NGÔI LÚC 13 TUỔI
QUAN THƯỢNG THƯ TÔN THẤT THUYẾT
XÂY DỰNG CĂN CỨ Ở QUẢNG TR?
Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày kế hoạch tấn công của Tôn Thất Thuyết?
I. Phong trào Cần vương bùng nổ
Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương.
b. Diễn biến:

- Đêm 4 rạng 5/7/1885, quân triều đình tấn công Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ.
Sáng 5/7/1885, Pháp phản công kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên sơn phòng Tân Sở.
13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
Tôn Thất Thuyết
Vua Hàm Nghi
Hình ảnh: Chiếu Cần Vương
…Nước ta gần đây ngẫu nhiên gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào không nghĩ tới tự cường tự trị. Kẻ phái của Tây ngang bức; hiện tình mỗi ngày một quá thêm…. Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này không thể hết sức giữ được, để đô thành bị hãm, xe giá phải dời xa…. Nhưng chỉ có luân thường quan hệ với nhau, bách quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, tất không bỏ Trẫm: kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, kẻ giàu bỏ của giúp quân nhu…
Chiếu Cần Vương
? Em hiểu thế nào là “Cần vương”? Xuống chiếu Cần vương nhằm mục đích gì?
I. Phong trào Cần vương bùng nổ
Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương.
b. Diễn biến:
- Đêm 4 rạng 5/7/1885, quân triều đình tấn công Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ.
Sáng 5/7/1885, Pháp phản công kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên sơn phòng Tân Sở.
13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
 Chiếu Cần vương đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương.
a. Giai đoạn (7-1885 đến 11-1888).
b. Giai đoạn (cuối năm 1888 đến đầu đầu năm 1896)
- Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết
- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: Từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là ở Trung Kì (từ Huế trở ra) và Bắc Kì.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
a. Giai đoạn thứ nhất (1885-1888):
Em hãy cho biết giai đoạn thứ nhất có đặc điểm như thế nào?( lãnh đạo, lực lượng, địa bàn)?
Vua Hàm Nghi
- Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết
- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: Từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là ở Trung Kì (từ Huế trở ra) và Bắc Kì.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
a. Giai đoạn thứ nhất (1885-1888):
- Các cuôc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ, tiêu biểu có khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy.
- Kết quả: Cuối năm 1888, Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang Angiêri
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
b. Giai đoạn thứ hai (1888-1896):
Em hãy cho biết giai đoạn thứ hai có điểm nào khác so với giai đoạn I?
( lãnh đạo, lực lượng, địa bàn)?
- Lãnh đạo: Các sĩ phu, văn thân yêu nước
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn.
- Kết quả: năm 1896 phong trào thất bại.
=> Tính chất: Theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
QUÂN TA TẤN CÔNG PHÁP
TTT ĐƯA VUA HÀM NGHI RỜI KINH THÀNH
VUA HÀM NGHI RA CHIẾU CẦN VƯƠNG
PHÁP LÙNG BẮT VUA HÀM NGHI
BỊ PHẢN-VUA HÀM NGHI BỊ BẮT
PHÁP MUA CHUỘC VUA HÀM NGHI
VUA HÀM NGHI MẤT Ở ANGIÊRI
. Khái quát về các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
Bãi Sậy
Ba Đình
Hương Khê
1883-1892
1886-1887
1885-1896
Nguyễn Thiện Thuật
Phạm Bành - Đinh Công Tráng
Phan Đình Phùng
Lược đồ địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy
Vùng căn cứ cuộc khởi nghĩa Nơi HĐ của nghĩa quân
HƯNG YÊN
HÀ NỘI
HAI CỬA SÔNG
VĂN GIANG
KHOÁI CHÂU
BẮC NINH
Địa bàn, hoạt động và kết quả ý nghĩa của 3 cuộc khởi nghĩa
a- Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883 – 1892 ) :
- Căn cứ chính thức
+ Bãi Sậy
(Hưng Yên)
- Địa bàn : +Hưng Yên
+Hải Dương + Bắc Ninh
+ Nam Định
+ Quảng Yên
- Chia nhóm nhỏ, trà trộn vào dân
- GĐ 1885-1887:
+ Nghĩa quân tập trung tổ chức lực lượng
+ Bẻ gãy nhiều trận càn của địch
- GĐ 1888-1892:
+ Quyết liệt
+ Gây cho Pháp và tay sai nhiều thiệt hại
- Tồn tại được 9 năm gây cho Pháp nhiều khó khăn
Kế tục truyền thống yêu nước
Cổ vũ nhân dân ta tiếp tục đấu tranh
Kinh nghiệm tác chiến linh hoạt ở vùng đồng bằng
II.MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU…………..
b. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê
Vụ Quang
Tháng 8/1892 tập kích thị xã Hà Tĩnh giải phóng 700 tù chính trị
Cao Thắng hi sinh
Ngày17/10/1894 ở núi Vụ Quang tiêu diệt được nhiều tên giặc
Sau trận đánh núi Vụ Quang, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh 28/12/1895
Quảng Bình
Nghệ An
Thanh Hóa
Hà Tĩnh
II.MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU…………..
c- Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896):
-Căn cứ:
+Hương Khê


-Địa bàn: họat động 4 tỉnh
+Thanh Hóa
+Nghệ An
+Hà Tĩnh
+Quảng Bình
-GĐ 1885-1888:
+Chuẩn bị lực lượng
+Xây dựng căn cứ, chuẩn bị súng trường, lương thực

-GĐ 1888-1896:
+ Chiến đấu quyết liệt
+Từ 1889 mở nhiều cuộc tập kích địch
+Chủ động tấn công thắng nhiều trận lớn nổi tiếng
- Từ cuối 1895 lực lượng nghĩa quân bị hao mòn.

- Ngày 28/12/1895 Phan Đình Phùng hy sinh → 1896 khởi nghĩa kết thúc.

- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
2. Địa bàn, hoạt động và kết quả ý nghĩa của 3 cuộc khởi nghĩa
Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
- Thời gian: Kéo dài nhất(1885-1896).
Địa bàn hoạt động: Rộng khắp 4 tỉnh có nhiều căn cứ linh hoạt nối liền giữa các vùng.
Tổ chức: Chặt chẽ hơn các cuộc khởi nghĩa khác (nghĩa quân chia thành 15 quân thứ…).
Vũ khí: Tự trang bị và chế tạo được súng trường theo kiểu súng của pháp.
Phương thức hoạt động: Chiến tranh du kích phong phú linh hoạt chủ động tấn công địch.
B. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896):
II.MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU…………..
Câu hỏi thảo luận (3 phỳt)
Nêu điểm giống và khác nhau của 3 cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
Dỏp ỏn:
C-Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
a. Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế
-Do chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì.
=> Khởi nghĩa bùng nổ
-Đề Nắm
(Lương Văn Nắm)
-Đề Thám
(Hoàng Hoa Thám)
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế
Đề Thám tức là Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Thám sinh năm 1858 – 1913.
Diễn biến các giai đoạn của khởi nghĩa Yên Thế
4 giai đoạn :
1-GĐ 1884-1892
2-GĐ 1893-1897
3-GĐ 1898-1908
4-GĐ 1909-1913
Căn cứ Yên Thế
C-Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
3- Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913):
1884-1892
Đề Nắm
1893-1897
Đề Thám
1898-1908
Đề Thám
1909-1913
Đề Thám
-đẩy lùi nhiều trận càn quét của Pháp.
-Năm 1891 nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn.
-Tháng 3/1892 Pháp tấn công căn cứ
. Tháng 4/1892 Đế Nắm bị sát hại.
-Đề Thám trở thành thủ lĩnh tối cao cuộc khởi nghĩa.
-Đề Thám giảng hòa lần I với Pháp và cai quản 4 tổng: Yên Sơn-Mục Sơn-Nhã Nam-Hữu Thượng.
-Tháng 12/1897 giảng hòa lần II chuẩn bị lựa lượng.
-Nghĩa quân vừa sản xuất vừa luyện tập quân sự.
-Sau1908, Pháp mở nhiều cuộc hành quân tiêu diệt phong trào nông dân Yên Thế.
-Tháng 2/1913 Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
Khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
Bài tập về nhà
Lập biểu thống kê về phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)