Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Ngô Thị Thanh Quỳnh | Ngày 10/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

LỊCH SỬ LỚP 11

BÀI 21:
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
BÀI 21:
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

I. Phong trào Cần vương bùng nổ
1) Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương
2) Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào
Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX
Nguyễn Thiện Thuật
Gồm các tỉnh:Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình sang cả Nam Định và Quảng Yên.
Căn cứ chính là Bãi Sậy.
- Từ 1885-1887 : Nghĩa quân tổ chức lực lượng, xây dựng căn cứ và đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.
-Từ 1888-1892 :Nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt và anh dũng.
- 1892, cuộc khởi nghĩa kết thúc  thất bại.
1883-1892
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy:
Để lại nhiều kinh nghiệm quí báu trong cách tổ chức tác chiến
ở Đồng bằng
- Thức tỉnh tinh thần yêu nước, chống Pháp của nhân dân

-Nguyễn Thiện Thuật sinh năm 1844, quê ở làng Xuân Dục, Mĩ Hào, Hưng Yên. Ông thi đỗ cử nhân năm 1876, sau đó được phong chức Tán tương quân vụ tỉnh Hải Dương.

-Tháng 8/1883, Pháp chiếm Hải Dương, Nguyễn Thiện Thuật đã mộ quân mưu chiếm lại tỉnh lị.

-Tháng 7/1885, được tin Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, ông trở về tổ chức phong trào kháng chiến ở Hưng Yên.

Lược đồ địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy
Vùng căn cứ cuộc khởi nghĩa Nơi HĐ của nghĩa quân
HƯNG YÊN
HÀ NỘI
HAI CỬA SÔNG
VĂN GIANG
KHOÁI CHÂU
BẮC NINH
CĂN CỨ BÃI SẬY
Mẹo thao lược tài tình lắm vẻ
Xuất sư như xuất quỉ nhập thần
Khi xa, khi lại như gần
Khi chơi hóa thật, khi Đông hóa Đoài
Khi giả cách làm trai thợ gặt
Khi giấu mình giả bắt tôm cua
Làm cho giặc phải sa cơ…
( Vè tán Thuật)
Phan Đình Phùng, Cao Thắng

Gồm các tỉnh: Thanh hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Căn cứ chính: Hương Khê
1885 – 1888: chuẩn bị lực lượng,
xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí,
tích trữ lương thực.
1888 – 1896: nghĩa quân chủ động
mở các cuộc tấn công và thắng lớn
ở nhiều trận ( Vụ Quang : 1894)
Sau khi Cao Thắng, Phan Đình
Phùng hi sinh  khởi nghĩa thất bại.
- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất
trong phong trào Cần Vương.
1885 - 1896
2. Khởi nghĩa Hương Khê:
Phan Đình Phùng sinh năm 1847 ở làng Đông Thái (Tùng Ảnh - Đức Thọ -Hà Tĩnh)

-Năm 1877 thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình
-Cao Thắng sinh 1864 trong một gia đình nông dân, quê ở Hàm Lại (Sơn Lễ-Hương Sơn-Hà Tĩnh).
-Năm 20 tuổi từng tham gia khởi nghĩa Trần Quang Cán, từng bị bắt giam tại nhà lao Hà Tĩnh.
“ Khen thay Cao thắng tài to,
Lấy ngay súng giặc về cho lò rèn.
Đêm ngày tỉ mỉ giở xem,
Lại thêm có cả Đội Quyên cũng tài.
Xưởng trong cho chí trại ngoài,
Thợ rèn các tỉnh đều mời hội công.
Súng ta chế được vừa xong,
Đem ra mà bắn nức lòng lắm thay.
Bắn cho tiệt giống quân tây,
Cậy nhiều súng ống phen này hết khoe”
( Trích : “ vè quan Đình”).
Vụ Quang
Để lại kinh nghiệm quí báu trong chế tạo
vũ khí, tổ chức và lãnh đạo nhân dân chiến đấu.
? Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương?

- Thời gian:
- Địa bàn:
- Lãnh đạo:
- Lực lượng:
- Tổ chức:
- Vũ khí:
- Chiến thuật:
là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương
rộng, gồm 4 tỉnh Bắc Trung kì
là những người có uy tín
đông đảo, gồm nhiều dân tộc
chặt chẻ
tự tạo được súng trường
đánh du kích
3. Khởi nghĩa Yên Thế
YÊN THẾ
Nêu đặc điểm vị trí và địa hình Yên Thế ?
3. Khởi nghĩa Yên Thế
a. Nguyên nhân:
Thực dân Pháp tiến hành cướp bóc và bình định
Tự vệ
Khởi nghĩa bùng nổ
b. Diễn biến:
Cuộc sống nhân dân Yên Thế bị xâm phạm
HOẠT ĐỘNG NHÓM
3. Khởi nghĩa Yên Thế
a. Nguyên nhân:
b. Diễn biến:
3. Khởi nghĩa Yên Thế
Nghĩa quân xây dựng hệ thống phòng thủ ở Yên Thế. Tháng 03/1892, Đề Nắm bị sát hại.
Đề Thám lãnh đạo, giảng hòa với Pháp 2 lần, làm chủ 4 tổng ở Bắc Giang.
Trong 10 năm hòa hoãn, căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước.
Pháp tấn công, nghĩa quân di chuyển liên tục. Tháng 12-1913, Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã.
Đề Thám tức là Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Thám sinh năm (1858 – 1913) Quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), lên Sơn Tây kiếm sống, sau lại lên Yên Thế. Lớn lên ông tham gia toán quân của Đề Nắm và nổi tiếng là người trung thực, kiên nghị.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
? Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm nào giống và khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ?
? Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm nào giống và khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ?

? Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm nào giống và khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ?

Chống Pháp, giải phóng dân tộc
Chủ yếu là nông dân
Thất bại
? Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm nào giống và khác so
với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ?
BÀI TẬP CỦNG CỐ
? Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm nào giống và khác so với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương?
30 năm(1884 - 1913)
>10 năm (1885 – 1896)
Nông dân
Quan lại, văn thân sĩ phu
yêu nước
Địa bàn được mở rộng
Nhỏ hẹp, phân tán
CỦNG CỐ BÀI HỌC
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
Phong trào Cần Vương bùng nổ
Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
trong phong Trào Cần Vương và phong
trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX

Cuộc phản công
quân Pháp của
phái chủ chiến
tại kinh thành Huế
và sự bùng nổ
của phong trào
Cần Vương
Các giai đoạn
phát triển của
phong trào
Cần Vương
Khởi
Nghĩa
Bãi
Sậy
Khởi
Nghĩa
Hương
Khê
Khởi
Nghĩa
Yên
Thế
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Nguyên nhân nào khiến cho các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX thất bại?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Thanh Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)