Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi trần thị huế | Ngày 10/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
KHÁI QUÁT PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
Là phong trào đấu tranh vũ trang, các văn thân sĩ phu hưởng ứng chiếu Cần Vương, tập hợp lực lượng, xây dựng căn cứ tổ chức chỉ huy chống pháp để giành độc lập và thiết lập chế độ phong kiến.
Chú giải
Chiếu Cần Vương
Cuộc k/nghĩa trong ptrào C. Vương
Lược đồ những địa điểm diễn ra các
Cuộc khởi nghĩa trong phong trào
Cần Vương (1885-1888)
Nguyễn Thiện Thuật
Khởi nghĩa Bãi Sậy
Phạm Bành, Đinh Công Tráng
Khởi nghĩa Ba Đình
Phan Đình Phùng, Cao Thắng
Khởi nghĩa Hương Khê
Đề Kiều, Đốc Ngữ…
Mai Xuân Thưởng
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
NỘI DUNG
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ.
II. TÍNH CHẤT.
III. LỰC LƯỢNG.
IV. DIỄN BIẾN.
V. KẾT QUẢ - NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI.
VI. Ý NGHĨA.
VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ.
1. Sau khi kí hiệp ước Patơnốt triều đình đã đầu hàng hoàn toàn, chia thành 2 phe :
- Phe chủ chiến.
- Phe chủ hòa.
2. Triều đình mâu thuẫn giữa 2 phe ( phe chủ chiến và chủ hòa). Phe chủ chiến với tư tưởng bài Pháp và dựa vào lực lượng quân sự. Tôn Thất Thuyết đại diện cho phe chủ chiến một mặt phế bỏ những ông vua thân Pháp lập vua yêu nước, trừng trị quan lại và hoàng thân có tư tưởng hàng Pháp một mặt chuẩn bị lực lượng. Các ông vua bất tài, có tư tưởng hàng Pháp bị loại trừ ( Dục Đức, Kiến Phúc ). Phe chủ chiến đưa vua Hàm Nghi lên ngôi, chẩn bị lực lượng, đặt thêm đại bác xây dựng các sơn phòng từ ( Ninh Bình - Quảng Trị ) nhất là ở Tân Sở.
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
Liên kết các hào kiệt quan lại chủ chiến các tỉnh, động viên khen thưởng quân sĩ có công đánh Pháp.
3. Thực dân Pháp ngày càng can thiệp vào công việc của triều đình, tăng cường đàn áp phong trào chống Pháp ở Bắc Kỳ, tìm cách loại bỏ Tôn Thất Thuyết và phe chủ chiến, chi phối triều đình. Tháng 6/1885 tướng Cuốc Xi kéo binh lính từ Bắc Kỳ vào Huế định dùng áp lực quân sự loại bỏ phe chủ chiến, giải tán quân đội triều đình, lập mưu bắt Tôn Thất Thuyết. Trước sự uy hiếp thì Tôn Thất Thuyết và những người cộng sự quyết định nổ súng giành quyền chủ động.
4. Đêm 4/7/1885 trong khi các sĩ quan Pháp đang say sưa yến tiệc tại tòa khâm sứ Pháp thì Tôn Thất Lệ chỉ huy đạo quân thứ nhất tấn công tòa khâm sứ Pháp. Đạo quân thứ hai do Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn chỉ huy đánh đồn Mang Cá thu được nhiều vũ khí.
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
=> Bị đánh bất ngờ Pháp hoảng loạn sau đó chúng chấn chỉnh lực lượng. Rạng sáng 5/7 chúng phản công, đến trưa thì chiếm kinh thành Huế, trắng trợn cướp bóc của cải và tàn sát dã man người vô tội.
5. Cuộc phản công đêm 4 rạng sáng 5/7/1885 trong lúc hỗn loạn, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và hoàng tộc ra ngoài kinh thành, chạy sang sơn phòng Tân Sở ( Quảng Trị ).
Ngày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh nhà vua ra chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân cùng nhân dân cả nước đứng nên giúp vua cứu nước => hình thành lên phong trào Cần Vương, chịu ảnh hưởng tư tưởng phong kiến, mang tính chất phong kiến.
2 lần ra chiếu Cần Vương lần 1 ở Quảng Trị (13/7/1885).
lần 2 ở Hà Tĩnh ( 20/9/1885).
Vua Hàm Nghi
(1872-1943)
Chiếu Cần Vương



Trích “Chiếu Cần Vương”
“Từ xưa, kế chống giặc không
ngoài 3 điều: đánh, giữ, hòa…
Nước ta gần đây ngẫu nhiên gặp
nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi,
không lúc nào không nghĩ đến việc
tự cường tự trị. Kẻ Tây ngang bức,
hiện tình mỗi ngày một quá thêm.
Hôm trước chúng tăng thêm binh
thuyền đến, buộc theo những điều
mình không thể làm được;ta chiếu
lệ thường khoản tiếp chúng không
chịu nhận thứ gì.…Phàm những
người cùng được chia mối lo này
cũng đã dư biết.Biết thì phải tham
gia công việc….”

Chú giải

Nơi ban Chiếu Cần Vương
TÂN SỞ - QUẢNG TRỊ
ẤU SƠN – HÀ TĨNH
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
- Nội dung chiếu Cần Vương lần 1:
+ Các quan đại thần ủng hộ vua (3 cha con Tôn Thất Thuyết ).
+ Kêu gọi binh sĩ, khanh sĩ và quan lại không kể lớn nhỏ.
+ Đề cao trung quân ái quốc đứng ra tổ chức lãnh đạo, vì vua mà đánh Pháp “phúc tôn xã tức là phúc của đồng dân”.
+ Tổ chức lực lượng, kẻ giàu hiến của, kẻ sĩ hiến trí, kẻ dũng hiến sức.
+ Mục đích của chiếu Cần Vương đưa vua Hàm Nghi ra khỏi kinh thành Huế là để “ chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành an, khôi phục bờ cõi cũ”.
- Nội dung chiếu Cần Vương lần 2:
+ Nhiều quan lại chủ chiến bị thực dân Pháp bắt, nhiều quan lại quý tộc phần nhiều trong phe chủ chiến không có tinh thần chống Pháp, không chịu nổi cảnh cơ cực.
+ Bộ phận chủ chiến vẫn quan tâm đánh Pháp: Nông dân, binh sĩ ủng hộ giúp đỡ nhà vua.
+ Chiếu Cần Vương được đưa ra trong khi tại kinh thành Huế thực dân Pháp đưa Đồng Khánh lên ngôi, thân thiết với Pháp.
+ Pháp ổn định tình hình và đàn áp phong trào kháng chiến của nhân dân.
+ Tính dân tộc được đề cao hơn tính giai cấp, hô hào mọi người vì yêu nước mà chống Pháp.
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
Thực chất phong trào Cần Vương là một phong trào yêu nước, chiếu Cần Vương chỉ thúc đẩy, ngọn cờ phong kiến ban đầu phát triển nhưng về sau mờ nhạt. Sau khi vua bị bắt họ vẫn đấu tranh vì độc lập dân tộc, không vì vua còn hay mất.
II . TÍNH CHẤT
III . LỰC LƯỢNG .
1 . Lực lượng lãnh đạo : văn thân, sĩ phu yêu nước.
=> không còn mâu thuẫn giữa trung quân và ái quốc, ủng hộ nhà vua, tổ chức và kêu gọi nhân dân đứng lên giúp Vua.
2 . Lực lượng tham gia : Chủ yếu là nông dân ủng hộ phong trào Cần Vương chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến lúc đó. Chịu ảnh hưởng tư tưởng Cần Vương vì điều kiện xã hội chưa cho phép hướng tới mục tiêu khác. Họ chiến đấu vì độc lập dân tộc không phải cho triều đình ( triều đình đã đầu hàng).
CÁC
GIAI
ĐOẠN
PHÁT
TRIỂN
GIAI ĐOẠN I: TỪ 1885 – 1888
GIAI ĐOẠN II: TỪ 1888 - 1896
IV. DIỄN BIẾN.
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, cùng văn thân sĩ phu.



Đông đảo nhân dân tham gia.
Phạm vi rộng lớn nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì.
Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng;Nguyễn Thiện Thuật, Lê Trực, Cao Thắng, Phan Đình Phùng, Tạ Hiện…
Cuối năm 1888 vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang Angiêri.
Các văn thân, sĩ phu yêu nước.
Đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Thu hẹp, quy tụ thành những trung tâm lớn chủ yếu ở vùng núi, trung du.
Hùng Lĩnh, Hương Khê, Ba Đình, Bẫy Sậy.
Đầu 1896 phong trào Cần Vương chấm dứt.
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
+ Địa bàn hoạt động lớn, căn cứ chính là Hưng Yên
+Nghĩa quân thực hiện cơ động chiến đấu, đánh du kích…
+ Giặc Pháp căm tức cho quân đội đến đàn áp, lực lượng nghĩa quân dần bị giảm sút. Năm 1892 cuộc khởi nghĩa chấm dứt.
1. KHỞI NGHĨA BÃI SẬY 1883 -1892
+ ĐINH GIA QUẾ
+ NGUYỄN THIỆN THUẬT
+ ĐỐC TÍT
- LÃNH ĐẠO:
- HOẠT ĐỘNG:
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
1. KHỞI NGHĨA BÃI SẬY 1883 -1892.
Nguyễn Thiện Thuật
CĂN CỨ BÃI SẬY
CĂN CỨ HAI SÔNG
Sinh: 1844- 1926, quê ở Hưng Yên, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, một trong các cuôc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương .
2. KHỞI NGHĨA BA ĐÌNH (1886 – 1887)
+ 1886-1887.
+ Ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê – Nga sơn – Thanh Hóa và một số căn cứ ngoại vi như Mã Cao, Phi Lai…
+ Lãnh đạo là: Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
Sinh: 1822-1887, quê làng Trương Xá, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Khi Pháp xâm lược ông bỏ về quê tổ chức khởi nghĩa.
Sinh: 1842-1887, quê làng Tràng Xá, Thanh Liêm, Hà Nam, từng làm chánh tổng Ninh Bình, từng theo Lưu Vĩnh Phúc chống Pháp.
THỜI GIAN, ĐỊA BÀN, LÃNH ĐẠO
+ Xây dựng căn cứ Ba Đình kiên cố, độc đáo, vững chắc.
+ Xây dựng lực lượng tập trung
khoảng 300 người với vũ khí
là giáo mác, cung nỏ và vài khẩu
thần công nhỏ.
+ Chặn đánh các đoàn xe, toán lính đi qua căn cứ gây pháp nhiều khó khăn.
HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT:
2. KHỞI NGHĨA BA ĐÌNH (1886 – 1887).
+ Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Pháp mở cuộc tấn công quy mô chiếm căn cứ.
+ Thể hiện truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm và cổ vũ tinh thần đấu tranh của dân tộc ta.
+ Cần biết lợi dụng địa hình địa vật để xây dựng cứ điểm.
20 - 01 - 1887
06 - 01 - 1887
2. KHỞI NGHĨA BA ĐÌNH (1886 – 1887).
KẾT QUẢ, Ý NGHĨA, BÀI HỌC
KINH NGHIỆM.
3. KHỞI NGHĨA HÙNG LĨNH 1887 -1892.
- Thời gian: 1887 -1892.
- Địa bàn: Hùng Lĩnh ở thượng nguồn Sông Mã thuộc huyện Vĩnh Lộc – Thanh Hóa, ngoài ra còn mở rộng ra cả vùng hữu ngạn và tả ngạn Sông Mã.
- Lãnh đạo: Tống Duy Tân, Cầm Bá Thước và Cao Điển.
- Tổ chức lực lượng: Mỗi huyện có một cơ lính khoảng 200 người, lấy tên huyện đặt cho tên đơn vị như Tống Thanh Cơ ở Nga Sơn Thanh Hóa và Nông Thanh Cơ ở Nông Cống Thanh Hóa.
- Hình thức tác chiến: Vừa sử dụng lối đánh du kích với những đơn vị nhỏ, vừa kết hợp các trận tập kích tập trung lực lượng.
Vị trí căn cứ khởi nghĩa Hùng Lĩnh
trên bản đồ huyện Vĩnh Lộc.
VĨNH TÂN
VĨNH MINH
VĨNH THỊNH
VĨNH HÙNG
DIỄN BIẾN
- Ban đầu, nghĩa quân chiến đấu chống các cuộc càn quét của địch, đánh thành Thanh Hóa, làm phân tán lực lượng của địch, không cho chúng thực hiện ý đồ lập chính quyền tay sai.
- Khác với các thủ lĩnh của khởi nghĩa Ba Đình, Tống Duy Tân không xây dựng thành lũy kiên cố mà lợi dụng địa hình, địa vật tự nhiên sẵn có để phòng thủ, thực hiện chiến tranh du kích. Kỉ luật của nghĩa quân hết sức nghiêm khắc.
- Tống Duy Tân đã ra bắc bắt liên lạc với một số sĩ phu chống Pháp để tranh thủ sự đồng tình hưởng ứng.
- Với 8 năm tồn tại, hoạt động trên một địa bàn rộng lớn trong tỉnh, phối hợp chiến đấu với nghĩa quân trong và ngoài tỉnh cùng sự tiến bộ trong tổ chức và kỉ luật, khởi nghĩa Hùng Lĩnh xứng đáng là bước phát triển mới trong phong trào yêu nước chống Pháp ở Thanh Hóa cuối thế kỉ XIX.
- Do sự phản bội của Cao Ngọc Lễ, Tống Duy Tân bị bắt và bị chém đầu tại tỉnh lị Thanh Hóa. Cao Điển cũng bị bắt tại Bắc Giang và bị kết án tử hình.
- Những thắng lợi vang dội của nghĩa quân Hùng Lĩnh là trận Vân Đồn (Nông Cống), trận Vạn Lại, trận Yên Lãng, Yên Lược (Thọ Xuân), tả ngạn Sông Chu (3/1890).
DIỄN BIẾN
=
NGHỆ AN
Mường Lát
Lược đồ địa điểm các trận thắng lớn của nghĩa quân Hùng Lĩnh
Nông
Cống
Thọ Xuân
Trận Vân Đồn Nông Cống
Trận Vạn Lại, Yên Lãng - Thọ Xuân
Tống Duy Tân
trong phẩm phục
tiến sĩ tân khoa
năm 1875
4. Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 – 1896 )
Phan Đình Phùng

Cao Thắng

- Căn cứ chính
+ Hương Khê
- Địa bàn họat động : 4 tỉnh
+Thanh Hóa
+ Nghệ An
+ Hà Tĩnh
+ Quảng Bình
-GĐ 1885-1888:
+Chuẩn bị lực lượng
-Xây dựng căn cứ, chuẩn bị súng trường, lương thực.
-GĐ 1888-1896:
+Chiến đấu quyết liệt
+Từ 1889 mở nhiều cuộc tập kích địch
+Chủ động tấn công thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.
- Từ cuối 1893 lực lượng nghĩa quân bị hao mòn.
- Tháng 10/1893 Cao Thắng hy sinh ở đồn Nu.
- Ngày 28/12/1895 Phan Đình Phùng hy sinh → khởi nghĩa thất bại.
- Là cuộc KN tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
- Phan Đình Phùng sinh năm 1847 ở làng Đông Thái xã Tùng Ảnh huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.
- Năm 1877 thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sự trong triều đình.
- Cao Thắng sinh 1864 trong một gia đình nông dân, quê ở Hàm Lại (Sơn Lễ-Hương Sơn-Hà Tĩnh).
- Năm 20 tuổi từng tham gia khởi nghĩa Trần Quang Cán, từng bị bắt giam tại nhà lao Hà Tĩnh.
NÚI
Vụ Quang
Quảng Bình
Thanh Hóa
Hà Tĩnh
Nghệ An
LƯỢC ĐỒ KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
V . KẾT QUẢ - NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI.
1 . Kết quả: Thất bại.
2 . Nguyên nhân thất bại.
a . khách quan: So sánh lực lượng chênh lệch, triều đình đã đầu hàng hoàn toàn, thực dân Pháp ổn định tình hình.
b . chủ quan:
- Thiếu 1 giai cấp, 1 đường lối tiên tiến.
- Chấm dứt vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến, giai cấp phong kiến lãnh đạo không có khả năng bao quát liên kết các phong trào toàn quốc mà diễn ra lẻ tẻ, không thống nhất, phối hợp với nhau.
- Ngọn cờ Cần Vương kêu gọi giành độc lập và quay lại chế độ phong kiến không đáp ứng quyền lợi của nhân dân.
=> Khủng hoảng về đường lối, giai cấp lãnh đạo.
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
VI. Ý NGHĨA.
- Gây cho địch nhiều tổn thất, kéo dài thời gian bình định của thực dân Pháp hàng chục năm 1897.
- Tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm.
- Sự sáng tạo của nhân dân trong đấu tranh.
- Quyết tâm đấu tranh khi triều đình đã đầu hàng.
- Làm chấm dứt thời kì bình định.
- Chấm dứt cuộc đấu tranh thuộc phạm trù phong kiến, tạo điều kiện cho phạm trù mới hình thành.
VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Trong tổ chức lực lượng xây dựng căn cứ, chỉ huy đánh Pháp, phát triển công tác hậu phương, tổ chức lực lượng quân đội chính quy. Phương châm tác chiến bất ngờ linh hoạt của nhân dân ta gây cho địch nhiều khó khăn, phát triển lối đánh du kích...
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
- Về tổ chức lực lượng:
+ Trong khởi nghĩa Ba Đình: Nghĩa quân không đông người lãnh đạo tổ chức khoa học chia quân thành nhiều toán thay phiên nhau vừa sản xuất vừa chiến đấu, trong căn cứ Ba Đình có đội văn nghệ, có cả phụ nữ phục vụ hậu cần và tiếp tế lương thực.
+ Trong khởi nghĩa Hương Khê: Tổ chức đội quân chính quy theo kiểu triều đình, lấy tên địa phương đặt tên cho quân đội để dễ quản lý. Công tác hậu phương được quan tâm, đảm bảo công tác tư tưởng. Đóng góp theo quy định, đều đặn, đảm bảo lương thực thực phẩm cho quân đội trong thời gian dài.
=> Khiến thực dân Pháp phải thực hiện “tách nhân dân ra khỏi”, “tát nước đánh cá”, dùng nhiều quân lên vùng rừng núi để bao vây, cô lập với nhân dân.
+ Xây dựng căn cứ đảm bảo tính cơ động linh hoạt, thủ hiểm trong phòng thủ và tiến công, địa thế thuận lợi để được sự trợ giúp của các đội quân khác và nhân dân tiếp tế, dễ tấn công, dễ rút lui.
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
+ Trong khởi nghĩa Bãi Sậy : Căn cứ mang tính chất mở dựa vào vùng rừng núi lau sậy ở Hưng Yên. Mang tính cơ động linh hoạt khi cần tập trung nhau đánh địch, bình thường chia ra các căn cứ tản ra ở với nhân dân, không thoát li sản xuất đảm bảo lương thực thực phẩm trong thời gian chiến đấu lâu dài, nơi giáp ranh là nơi địch yếu và sơ hở.
- Trong việc tổ chức chỉ huy chống Pháp: Phương châm chủ yếu là lối đánh du kích, mưu nhiều hơn sức, tránh đánh nơi địch mạnh, đánh nơi địch yếu gây cho Pháp nhiều tổn thất.
Cảm ơn cô cùng các bạn
Vua Hàm Nghi
( 1872-1943)
Tôn Thất Thuyết
( 1835-1913)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần thị huế
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)