Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Phung Kien Vu | Ngày 10/05/2019 | 81

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

12:39:39 AM
Giao an Van 7, Le Van Binh
KIỂM TRA BÀI CŨ
EM HÃY TRÌNH BÀY HOÀN CẢNH VÀ NỘI DUNG CỦA BẢN HIỆP ƯỚC HÁC-MĂNG????
EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ 2 BẢN HIỆP ƯỚC HÁC-MĂNG VÀ HIỆP ƯỚC PA-TƠ-NỐT ???
HOÀN CẢNH:

Nghe tin Pháp tấn công Thuận An triều đình Huế vội vã xin đình chiến.

Lợi dụng sự hèn yếu của triều đình, Cao ủy Pháp Hác-măng tranh thủ đến Huế đặt điều kiện cho một Hiệp ước mới.

Ngày 25/8/1883 bản Hiệp ước mới được đưa ra buộc đại diện triều đình Huế phải kí kết.
NỘI DUNG:

Thừa nhận sự “bảo hộ” của thực dân Pháp trên tòa cõi Việt Nam, phụ thuộc Pháp về nội trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự.

Việt Nam chia làm 3 kì:
Nam kì là thuộc địa
Bắc kì là xứ bảo hộ
Trung kì là đất triều đình quản lí.
 Với hiệp ước Hác-măng nhà Nguyễn đã đi sâu hơn vào con đường đầu hành thực dân Pháp.

 Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến
BÀI 21:

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA
NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
NỘI DUNG CHÍNH
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.

Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
Tình hình Việt Nam sau hiệp ước Hác-măng và
Pa tơ nốt ?
a. Tình hình Việt Nam sau hiệp ước Hác măng và Pa-tơ-nốt:
Thiết lập chế độ cai trị ở Bắc và Trung Kì
- Thực dân Pháp:
- Nhân dân:
Làn sóng đấu tranh của nhân dân dâng cao
- Triều đình Huế:
Chủ hòa:
Chủ chiến:
Được vua Tự Đức ủng hộ
Tôn Thất Thuyết và Hàm Nghi đẩy mạnh hành động
Cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược ở Việt Nam
Tôn Thất Thuyết (1835-1913) quê ở thôn Phú Mộng, xã Xuân Long(Huế) là người trong hoàng tộc, từng giữ nhiều chức quan lớn nhỏ. Sau khi Tự Đức mất ông là một trong 3 phụ chính đại thần, giữ chức thượng thư bộ binh nắm quyền chỉ huy quân đội. Năm 1883-1884 triều đình kí các hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp. Nhưng ông là người chủ chiến trong triều, ra sức chuẩn bị lực lượng để chống Pháp giành lại chủ quyền.
TÔN THẤT THUYẾT
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
Phái chủ chiến đã có hành động như thế nào???
Trước hành động của phái chủ chiến, thực dân Pháp đã làm gì?
a. Tình hình Việt Nam sau hiệp ước Hác măng và Pa-tơ-nốt:
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
a. Tình hình Việt Nam sau hiệp ước Hác măng và Pa-tơ-nốt:
Chủ trương của phái chủ chiến: dựa vào sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, chuẩn bị lực lượng, khi có cơ hội sẽ chống Pháp, lập lại trật tự (phong kiến) cũ.
-Âm mưu của Pháp: loại phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, xiết chặt nền “ bảo hộ” ở Huế.
Nêu diễn biến, kết quả cuộc tấn công quân Pháp của phái chủ chiến?
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
b. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế
Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
Quân Pháp phản công
Quân ta tấn công
- Đêm mồng 4 rạng sáng 5 / 7/ 1885: Phe chủ chiến tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm Sứ
- Rạng sáng 5/ 7/ 1885: Quân Pháp phản công
Kết quả: Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp man rợ.
Do ta chuẩn bị vội vã, thiếu chu đáo.
Thực dân Pháp có ý thức đề phòng, lực lượng mạnh.
Vì sao cuộc phản công đó lại thất bại???
Chú giải
Binh thuyền Pháp từ Bắc vào vào Huế
Phái chủ chiến nổ súng đánh Pháp
Chiếu C.Vương
Cuộc k/nghĩa trong ptrào C. Vương
Đà Nẵng
Cửa Thuận An
6 - 1885
LƯỢC ĐỒ CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI
CHỦ CHIẾN TẠI KINH THÀNH HUẾ VÀ SỰ
BÙNG NỔ PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị)
Ngày 13/ 7/ 1885: Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương.
Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta. Phong trào Cần Vương bùng nổ
“Nước ta gần đây ngẫu nhiên gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi không lúc nào không nghĩ tới tự cường, tự trị. Kẻ phái của Tây mỗi ngày một quá thêm…Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này không thể hết sức giữ được, để đô thành bị hãm, xe Từ giá phải dời xa, tội ở mình trẫm cả, thật là xấu hổ vô cùng. Nhưng chỉ có luân thường quan hệ với nhau, trăm quan khánh sỹ không kể lớn nhỏ, tất không bỏ Trẫm: kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, kẻ giàu bỏ của ra giúp quân nhu, đồng bào đồng trạch chẳng từ gian hiểm như thế mới phải chớ? Cứu nguy chống đổ, mở chỗ nguy khốn, giúp nơi bức bách đều không tiếc gì tâm lực, ngõ hầu lòng trời giúp thuận, chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành an, thu lại được bờ cõi chính là nhờ cơ hội này phúc của tôn xã tức là phúc của thần dân cùng lo với nhau thì cùng nghĩ với nhau, há chẳng tốt lăm ư?..”
CHIẾU CẦN VƯƠNG
b.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế ( 7-1885) phong trào Cần Vương bùng nổ
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
Nội dung của chiếu Cần vương ????
Mục tiêu của việc xuống chiếu Cần vương ????
- Nội dung của chiếu Cần vương
-Mục tiêu của việc xuống chiếu Cần vương
Kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân, phò vua, giúp vua cứu nước.
Đánh Pháp khôi phục nền độc lập, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền tôi giỏi.
Hàm Nghi tên thật là Ưng Lịch, em ruột của vua Kiến Phúc, sau khi Kiến Phúc bị giết, Ưng Lịch mới 13 tuổi được đưa lên ngôi tháng 8-1884, khi Huế thất thủ , Tôn Thất Thuyết đã đưa Hàm Nghi cùng tam cung chạy khỏi hoàng thành lên Tân sở (Quảng Trị). Nhà vua dần dần ý thức được trách nhiệm của một ông vua đang mất nước và quyết tâm kháng chiến. Hàm Nghi đã phê chuẩn chiếu Cần vương với trách nhiệm rõ ràng của một ông vua khi có ngoại xâm.
Vua Hàm Nghi
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
Chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 1885 đến năm 1888.
Giai đoạn 2: Từ năm 1888 đến năm 1896.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và các văn thân
Các văn thân, sỹ phu yêu nước
Nhân dân lao động
Nhân dân lao động
Rộng lớn: tập Trung ở Bắc, Trung kỳ
Thu hẹp: tập Trung ở miền núi trung du
LƯỢC ĐỒ SỰ BÙNG NỔ PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG GIAI ĐOẠN II
LƯỢC ĐỒ SỰ BÙNG NỔ PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG GIAI ĐOẠN I
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và các văn thân
Các văn thân, sỹ phu yêu nước
Nhân dân lao động
Nhân dân lao động
Rộng lớn: tập Trung ở Bắc, Trung kỳ
Thu hẹp: tập Trung ở miền núi trung du
Hàm Nghi bị bắt, phong trào tiếp tục phát triển
Phong trào bị thất bại
Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và các văn thân
Các văn thân, sỹ phu yêu nước
Nhân dân lao động
Nhân dân lao động
Rộng lớn: tập Trung ở Bắc, Trung kỳ
Thu hẹp: tập Trung ở miền núi trung du
Hàm Nghi bị bắt, phong trào tiếp tục phát triển
Phong trào bị thất bại
Có vua lãnh đaọ
Không có vua lãnh đạo
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
TÍNH CHẤT
Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng ý thức hệ phong kiến
Thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc
CỦNG CỐ
Phong trào Cần Vương bùng nổ từ tháng 7/1885 và nhanh chóng lan rộng khắp các tỉnh từ Nam Trung kì ra Bắc.
Trong suốt hơn 10 năm liên tục, các sĩ phu, văn thân đã kiên trì chiến đấu với mục tiêu đánh Pháp, khôi phục một đất nước độc lập.
Mặc dù thất bại, song phong trào Cần Vương vẫn có vị trí hết sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, giải phóng dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
NN sâu xa:

Mâu thuẫn giữa nhân dân VN và thực dân Pháp.
NN trực tiếp:

Thất bại trong cuộc phản công quân Pháp tại Kinh thành Huế.
1
2
5
4
3
6
CÂU 1
CHIẾU CẦN VƯƠNG ĐƯỢC ĐÔNG ĐẢO NHÂN DÂN HƯỞNG ỨNG VÌ
A
B
C
D
Vì là chiếu do vua ban
Ủng hộ nhân dân đấu tranh
Đáp ứng được nguyện vọng đấu tranh giành độc lập tự do dân tộc của nhân dân
Cả A, B, C đều đúng
CÂU 2
TÔN THẤT THUYẾT MƯỢN LỜI HÀM NGHI HẠ CHIẾU CẦN VƯƠNG Ở ĐÂU
A
B
C
D
Căn cứ Ba Đình
Huế
Đồn Mang Cá
Căn cứ Tân Sở (Quảng Trị)
CÂU 3
NỘI DUNG CƠ BẢN NHẤT CỦA CHIẾU CẦN VƯƠNG LÀ GÌ???
A
B
C
D
Tố cáo tội ác của thực dân Pháp
Kêu gọi nhân dân đứng lên kháng chiến
Khôi phục quốc gia phong kiến độc lập
Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập
CÂU 4
LỰC LƯỢNG THAM GIA PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG GỒM
A
B
C
D
Nông dân, sĩ phu yêu nước
Văn thân, sĩ phu, nhân dân lao động
Quan lại, nhân dân
Các tầng lớp trong xã hội
Tên Phong trào khởi nghĩa vũ trang chống Pháp của nhân dân VN trong những năm cuối thế kỉ XIX???
CẦN VƯƠNG
Ông sinh năm 1829 mất năm 1882, là quan trấn thủ thành Hà Nội, khi thành rơi vào tay Pháp ông cũng lựa chọn chết theo thành. Ông là Ai????
HOÀNG DIỆU
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phung Kien Vu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)