Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Hà | Ngày 10/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

TỔ 3
KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ (1885-1896)
*Lãnh đạo:
Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
- Phan Đình Phùng, Cao Thắng
Phan Đình Phùng sinh năm 1847 ở làng Đông Thái (Tùng Ảnh - Đức Thọ -Hà Tĩnh)

-Năm 1877 thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình
-Cao Thắng sinh 1864 trong một gia đình nông dân, quê ở Hàm Lại (Sơn Lễ-Hương Sơn-Hà Tĩnh).
-Năm 20 tuổi từng tham gia khởi nghĩa Trần Quang Cán, từng bị bắt giam tại nhà lao Hà Tĩnh.
*Địa bàn:
Quảng Bình
Nghệ An
Thanh Hóa
Hà Tĩnh

Địa bàn : Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
Căn cứ chính: Hương Khê
(Hà Tĩnh)
*Hoạt động chính:
- Từ 1885-1888: Chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, rèn đúc chế tạo vũ khí, đào đắp công sự, tích trữ lương thực
- Từ 1888-1896: chiến đấu quyết liệt.
NÚI
Vụ Quang
Quảng Bình
Thanh Hóa
Hà Tĩnh
Nghệ An
LƯỢC ĐỒ KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ
Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885-1896 )
Quảng Bình
Nghệ An
Thanh Hóa
Hà Tĩnh
+ Chia thành 15 quân thứ. Đại bản doanh đặt tại núi Vụ Quang.
+ Từ 1889, liên tục tập kích, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Tiêu biểu là trận đồn Trường Lưu (5-1890), Thị xã Hà Tĩnh (8-1892)
+ 17-10-1894 thắng lớn ở núi Vụ Quang.
Pháp bao vây núi Vụ Quang, nghĩa quân bị triệt đường tiếp tế, quân số giảm sút nhiều.
* Kết quả: 28/12/1895, Phan Đình Phùng hi sinh. Năm 1896, khởi nghĩa kết thúc.
Sau này chính Phan Đình Phùng đã sáng tác bài thơ nói về chiến thắng tại núi Vụ Quang như sau:
“Non rất cao, mà núi rất xanh
Núi xanh linh hiểm giúp cho mình
Nếu không bên ít, bên nhiều thế
Sao đến đầu khe đã hoảng kinh.”



Phan Đình Phùng đã khóc cho người anh hùng trẻ tuổi Cao Thắng hi sinh (1893):
“Có chí không thành, anh hùng đã mất
Chưa thắng đã chết, ý trời ra sao?
Công muốn lập nên, gõ mái nặng thề trừ giặc nước
Việc khôn tính trước, lên yên nay thấy vắng người.”


Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885-1896 )
*Ý nghĩa:
-Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
-Nêu cao tinh thần bất khuất, ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
-Làm chậm lại quá trình xâm lược của thực dân Pháp
-Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về khởi nghĩa vũ trang
Phan Đình Phùng và Cao Thắng bàn kế hoạch đánh giặc
Cao Thắng đúc khẩu súng trường theo mẫu kiểu Pháp
Vè Quan Đình

“ Khen thay Cao Thắng tài to
Lấy ngay súng giặc về cho lò rèn
Đêm ngày tỉ mỉ giở xem
Lại thêm có cả đội Quyên cùng tài
Xưởng trong cho chí trại ngoài
Thợ rèn các tỉnh đều mời hội công
Súng ta chế được vừa xong
Đem ngay ra bắn nức lòng lắm thay
Bắn cho tiệt giống quân Tây
Cậy nhiều súng ống phen này hết khoe.”

Khởi nghĩa thất bại
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần vương
Khởi nghĩa
Hương Khê
Ý nghĩa
Phan Đình Phùng
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
Căn cứ chính: Hương Khê
Chuẩn bị lương thực, vũ khí, xây dựng lực lượng,
Thời kỳ chiến đấu quyết liệt
Người lãnh đạo
Diễn biến
Kết quả
ý nghĩa
1885-1888
1888-1895
Cao Thắng
XIN CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)