Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Ngụy Thị Thu Hoài | Ngày 10/05/2019 | 85

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Em hãy cho biết: sự kiện lịch sử nào chứng tỏ triều đình nhà Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp?
Kiểm tra bài cũ
BÀI 21
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
Nội dung bài học
I. Phong trào Cần Vương bùng nổ
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng phát phong trào Cần Vương.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương
BÀI 21
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
Tôn Thất Thuyết
(1835 - 1913)
Tôn Thất Thuyết ( 1835- 1913) quê ở thôn Phú Mộng, xã Xuân Long (Huế) là người trong hoàng tộc, từng giữ nhiều chức quan lớn nhỏ, tháng 6/1883 ông được xung vào viện cư mật. Sau khi Tự Đức mất, ông là một trong 3 phụ chính đại thần, giữ chức thượng thư bộ binh nắm quyền chỉ huy quân đội. Năm 1883- 1884 triều đình ký các hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của thực dân Pháp. Nhưng ông là người chủ chiến trong triều, ra sức chuẩn bị lực lượng để đánh giặc để giành lại chủ quyền.
Phái chủ chiến tấn công đêm 4 sáng 5-7-1885
Quân Pháp phản công ngày 5-7-1885
Hình ảnh quân Pháp phản công
Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi cùng Tam cung
rời Hoàng thành ra Tân Sở
Vua Hàm Nghi (1872 – 1943 )
Hàm Nghi (1871-1943) là vị Hoàng đế  thứ 8 của nhà Nguyễn. Ngày nay, Việt Nam xem ông, cùng với các vua chống Pháp Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.
Năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp.
Hình ảnh: Chiếu Cần Vương
…Nước ta gần đây ngẫu nhiên gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào không nghĩ tới tự cường tự trị. Kẻ phái của Tây ngang bức; hiện tình mỗi ngày một quá thêm…. Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này không thể hết sức giữ được, để đô thành bị hãm, xe giá phải dời xa…. Nhưng chỉ có luân thường quan hệ với nhau, bách quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, tất không bỏ Trẫm: kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, kẻ giàu bỏ của giúp quân nhu…
Chú giải
Nơi Vua HàmNghi ra Chiếu Cần Vương
Cuộc k/nghĩa lớn
Cuộc k/nghĩa nhỏ
CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
Hoạt động nhóm
Nhóm 2
Nhóm 1
Tìm hiểu về giai đoạn 1
(1885 – 1888)

Tìm hiểu về giai đoạn 2
(1888 – 1896)
Hàm nghi, Tôn Thất Thuyết cùng các văn thân, sĩ phu khác
Đông đảo các tầng lớp nhân dân (nông dân) và đồng bào các dân tộc thiểu số.
Rộng lớn khắp miền Trung và Bắc (Huế ra Bắc)
Hàng loạt các phong trào bùng nổ khắp nơi.
11-1888, vua Hàm Nghi rơi vào tay Pháp và bị lưu đày sang Angiêri.
Các văn thân, sĩ phu yêu nước
Các tầng lớp nhân dân (nông dân) và đồng bào các dân tộc thiểu số (Số lượng ít hơn)
Bị thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du.
Tiêu biểu các cuộc khởi nghĩa: Bãi Sậy, Ba Đình, Hùng Lĩnh, Hương Khê…
Đầu năm 1896 phong trào Hương Khê bị dập tắt, đánh dấu cho sự thất bại của phong trào CV
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngụy Thị Thu Hoài
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)