Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi trần văn hiến | Ngày 10/05/2019 | 142

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1. Hiệp ước nào đánh dấu nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp?
A. Nhâm Tuất.
B. Giáp Tuất.
C. Hácmăng.
D. Patơnốt.
Câu 2. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta diễn ra như thế nào sau khi Pháp chiếm được thành Hà Nội (1873)?
A. Hợp tác với Pháp.
B. Hoạt động cầm chừng.
C. Tạm thời dừng hoạt động.
D. Phong trào vẫn diễn ra quyết liệt.
Câu 3. Hiệp ước nào mà triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?
A. Nhâm Tuất.
B. Giáp Tuất.
C. Hác Măng.
D. Patơnốt
Câu 4. Ngày 20/11/1873, ở Bắc Kỳ diễn ra sự kiện lịch sử nào?
Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
Quân dân ta đánh bại của Pháp ở Hà Nội.
Nhân dân Hà Nội đốt kho đạn của Pháp.
Thực dân Pháp đánh chiếm Hưng Yên.
Câu 5. Hiệp ước Hácmăng (1883), đánh dấu mốc quan trọng nào trong lịch sử nước ta?
A. Pháp chấp nhận rút quân khỏi cửa biển Thuận An.
B. Pháp thừa nhận chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ nước ta.
C. Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
D. Triều Nguyễn buộc Pháp phải trao trả Nam Kỳ.
Tôn Thất Thuyết
Vua Hàm Nghi
Lược đồ cuộc phản công ở kinh thành Huế và phong trào Cần Vương ( 1885 – 1896)
Bài 21
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
( tiết 1)
NỘI DUNG BÀI HỌC
I.Phong trào Cần Vương bùng nổ.
1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương.
2.Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương.
a.Từ năm 1885 đến năm 1888.
b.Từ năm 1888 đến năm 1896.
1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương.
Nguyên nhân
Diễn biến
a. Nguyên nhân ( nhóm 1)
a. Nguyên nhân:
Sau 2 hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam.
Pháp bắt đầu xúc tiến việc thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân ta tiếp tục phát triển.
Tình hình nước ta sau hiệp ước Hácmăng và Patơnốt như thế nào?
Trước sự phát triển mạnh của phong trào yêu nước chống Pháp, phái chủ chiến trong triều đình Huế đã phản ứng như thế nào?
Dựa vào phong trào kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết đứng đầu đã mạnh tay hành động.
Tôn Thất Thuyết và phái chủ chiến đã làm gì để nổi dậy chống Pháp? Mục đích của việc làm đó?
Những hành động của phái chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền.
Phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa vua Hàm Nghi lên ngôi.
Bí mật liên kết với các sĩ phu, văn thân ở khắp nơi, xây dựng hệ thống sơn phòng.
Ra sức tích trữ lương thảo, vũ khí.
- Tôn Thất Thuyết (1835 – 1913) quê ở Xuân Long (Huế) là người trong hoàng tộc, từng giữ nhiều chức quan lớn nhỏ. Sau khi vua Tự Đức mất, ông là một trong 3 phụ chính đại thần, giữ chức Thượng thư Bộ binh nắm quyền chỉ huy quân đội. Năm 1883-1884, triều đình kí các hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của thực dân Pháp. Nhưng ông là người chủ chiến trong triều, ra sức chuẩn bị lực lượng để đánh Pháp giành lại chủ quyền.

Em biết gì về
Tôn Thất Thuyết?
- Người Pháp đánh giá về Tôn Thất Thuyết: “Lòng yêu nước của Tôn Thất Thuyết không chấp nhận một sự thỏa hiệp nào, ông ta xem quan lại chủ hòa như kẻ thù của dân tộc... Tuy nhiên, dù cho sự đánh giá về ông của những người cùng thời thiên vị như thế nào, một đạo đức lớn đã bộc lộ rõ rệt trong mọi hoàn cảnh của đời ông, đó là sự gắn bó lạ lùng của ông với Tổ Quốc”
- Tôn Thất Thuyết tìm mọi cách trừ khử những người của phe chủ hòa, kể cả những ông vua do phái chủ hòa đưa lên ( tiêu biểu là vua Tự Đức) . Tất cả những việc làm của ông biểu lộ rõ lòng trung của ông với tổ quốc, thái độ kiên quyết chống Pháp đến cùng, không chịu thỏa hiệp của ông.
Thực dân Pháp phải tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến ra khỏi triều đình.

Trước tình hình đó, thực dân Pháp đã phản ứng như thế nào?
Để đối phó lại với âm mưu của Pháp, phái chủ chiến và Tôn Thất Thuyết đã làm gì?
Phái chủ chiến và Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay hành động trước, tấn công trước.
b. Diễn biến:
NHÓM 2
Nêu và phân tích diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến ở Kinh thành Huế (7/1885)?
Sông Hương
Đêm 4 rạng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp vào tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song thất bại.
Vì sao cuộc phản công đó lại bị thất bại ?

- Do chuẩn bị chưa chu đáo.
- Quân Pháp có ý thức đề phòng, lực lượng của chúng còn mạnh.
Chú giải
Nơi ban Chiếu Cần Vương
HUẾ
Rạng sáng 5/7/1885, Pháp phản công. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra khỏi kinh thành lên Tân Sở (Quảng Trị).
13/7/1885,Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống “Chiếu Cần vương”, kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
Vua Hàm Nghi (1872-1943)
Tên thật là Ưng Lịch (em ruột vua Kiến Phúc), lên ngôi lúc 14 tuổi. Ông là vị vua trẻ tuổi, yêu nuước, có tinh thần chống Pháp, tiêu biểu cho ý chí độc lập, tự cuờng của dân tộc.
Một nguyên bản chiếu Cần Vương được tìm thấy tại bảo tàng gia đình ông Thierry d`Argenlieu tại Pháp.
Bức chiếu có bề ngang 70cm, cao 57cm; các con dấu trên đó gồm có: dấu triện hoàng đế hình chữ nhật gần vuông, ngang 115mm, cao 110mm. Có chín đôi triện nhỏ 18x18mm đóng dấu từng phần nội dung và chín triện tròn đường kính 43mm.



Trích “Chiếu Cần Vương”
“Từ xưa, kế chống giặc không
ngoài 3 điều: đánh, giữ, hòa…
Nước ta gần đây ngẫu nhiên gặp
nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi,
không lúc nào không nghĩ đến việc
tự cường tự trị. Kẻ Tây ngang bức,
hiện tình mỗi ngày một quá thêm.
Hôm trước chúng tăng thêm binh
thuyền đến, buộc theo những điều
mình không thể làm được;ta chiếu
lệ thường khoản tiếp chúng không
chịu nhận thứ gì.…Phàm những
người cùng được chia mối lo này
cũng đã dư biết.Biết thì phải tham
gia công việc….”


Em hiểu thế nào là
“Cần vương”?
Xuống chiếu Cần vương nhằm mục đích gì?
Cần : phò tá, giúp đỡ
Vương : vua
Cần vương là hết lòng phò tá giúp vua cứu nước, về thực chất đây là 1 phong trào chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta dưới sự chỉ huy của 1 ông vua yêu nước, đó là vua Hàm Nghi.
“ Chiếu Cần vương” nội dung chủ yếu là kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân ra sức vì mục tiêu: đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, tôi giỏi.
Chiếu Cần vương đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta, phong trào kéo dài 10 năm.
Chiếu “Cần vương”đã có tác dụng gì đối với phong trào đấu tranh của nhân dân ta lúc này?
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương.
Nhóm 3:Tìm hiểu giai đoạn 1 từ năm 1885 – 1888
Lãnh đạo
Lực lượng
Địa bàn
Khởi nghĩa tiêu biểu
Kết quả
Đặc điểm
Nhóm 4:Tìm hiểu giai đoạn 2 từ năm 1888 – 1896
Lãnh đạo
Lực lượng
Địa bàn
Khởi nghĩa tiêu biểu
Kết quả
Đặc điểm
Giai đoạn 1(1885-1888)
Hàm Nghi,Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước
Đông đảo nhân dân,có cả dân tộc thiểu số
Phạm vi rộng lớn nhất là ở
Trung Kì và Bắc Kì.
Cuối năm 1888, Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri.
Dưới sự chỉ huy chung của triều đình, phong trào diễn ra mạnh mẽ với qui mô rộng lớn. Tiêu biểu là Bắc Kì và Trung Kì.
Các văn thân, sĩ phu yêu nước.
Đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Bị thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn, chủ yếu ở miền núi và trung du.
Đến năm 1896, phong trào Cần vương chấm dứt.
Dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu, phong trào tiếp tục phát triển và quy tụ thành những trung tâm ở miền núi và trung du.
KN Hùng Lĩnh ( Thanh Hóa)
- KN Hùng Lĩnh ( Tống Duy Tân và Cao Điển)
- KN Hương Khê ( Phan Đình Phùng và Cao Thắng)
Dưới sự chỉ huy chung của triều đình, phong trào diễn ra mạnh mẽ với quy mô rộng lớn. Tiêu biểu là Bắc Kì và Trung Kì
Dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu phong trào tiếp tục phát triển và quy tụ thành những trung tâm ở miền núi và trung du.
Đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Các văn thân, sĩ phu yêu nước.
Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn, chủ yếu là trung du và miền núi.
Đến năm 1896, phong trào Cần vương thất bại.

- KN Hùng Lĩnh ( Tống Duy Tân và Cao Điển)
- KN Hương Khê ( Phan Đình Phùng và Cao Thắng)
Sau khi vua bị bắt tính chất Cần Vương, phò vua không còn, nhưng mục đích cứu nước còn và luôn là mục tiêu hướng tới của nhân dân ta vì vậy mà phong trào vẫn tiếp tục diễn ra kể cả sau khi vua bị bắt.
Chứng tỏ Cần Vương chỉ là danh nghĩa khẩu hiểu còn tính chất yêu nước chống Pháp chủ yếu vì vậy phong trào Cần Vương mang tính dân tộc sâu sắc.
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại?
Vì phong trào yêu nước theo
khuynh hướng và ý thức hệ
phong kiến lúc này không còn
phù hợp nữa .
Chân thành cám ơn quí thầy cô
và các em học sinh !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần văn hiến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)