Bài 21. Ôn tập phần sinh học tế bào

Chia sẻ bởi Đào Ngọc Anh | Ngày 10/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Ôn tập phần sinh học tế bào thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Cơ sở tế bào học của sự phát triển
Giáo viên hướng dẫn:GS.TS.Vũ Quang Mạnh
Người thực hiện:Hoàng Thị Hương Quỳnh
Phần 1. Cơ sở tế bào của sự phát triển
Tế bào là đơn vị cơ bản của cơ thể. Vậy cơ sỏ của sự phát triến ở mức độ tế bào theo bạn là gì?
Cơ sở của sự phát triến ở mức tế bào chính là
quá trình hoạt động phân chia tế bào (chu kì tế bào)


- Khái niệm: là thời gian sống của tế bào kể từ thời điểm tế boà được hình thành do sự phân chia của tế bào mẹ đến lần phân chia của chính nó để tạo tế bào mới.

1.1. Chu kỳ tế bào (cell cycle)
Chu kì tế bào
Gian kỳ: (interphase)
Kỳ phân bào: (Mitosis)
Nếu mỗi chu kì la một vòng tròn chung ta có thể biểu diễn như sau:
Gian kì (I)
G1
S
G2
Tế bào diễn ra trao đổi chất sinh trưởng và chuẩn bị cho phân chia
Tổng hợp AND và nhân đôi NST
tổng hợp ARN và protein chuẩn bị cho phân bào
Phân bào (M)
Trực phân
Nội phân
Nguyên nhiễm(mitosis)
Giảm nhiễm (Meiosis)
1.2. Phân chia nguyên nhiễm ( Mitois )

Là hình thức phân bào phổ biến ở tất cả các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai của sinh vật Eukaryota
Gồm
Phân chia nhân
Phân bào chất
Kỳ đầu (prophase)
Kỳ giữa (Metaphase)

Kỳ sau (ana phase)
) Kỳcuối(telophase)
1.2.1. Giai đoạn phân chia nhân.
a. Kỳ đầu( prophase): Hình thành nhiễm sắc thể, màng nhân và nhân con biến mất. Bộ máy phân bào hình thành.
b. Kỳ giữa(metaphase).
Thoi phân bào chiếm vị trí trung tâm, các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại tập trung tại mặt phẳng xích đạo.
c. Kỳ sau(anaphase):Nhiễm sắc thể tách nhau trở thành nhiễm sắc thể con độc lập di chuyển về hai cực nhờ sự co ngắn của sợi tâm động.
d. Kỳcuối(telophase): Các nhiễm sắc thể con về hai cực, giãn xoắn trở thành nhiêm sắc chất. Thoi phân bào biến mất, màng nhân và hạch nhân được tái tạo.
1.2.2.Phân bào chất (cytokinesis):
- Tế bào động vật phân chia bằng cách thắt màng.
- Tế bào thực vật phân chia bằng sự xuất hiện vách ngăn ngang.
Toàn cảnhquá trình nguyên phân ( Mitois )
1.3. Phân chia giảm phân( meiosis)
Phân chia giảm nhiễm chỉ bắt gặp ở tế bào sinh dục vùng chín
Gồm
Ph©n bµo 1 :
Phân bào 2:
Tạo nên hai tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa.
Cơ bản giống nguyên phân, từ 2TB n kép cho 4TB n đơn
1.3.1. Phân bào 1:
a. Kỳ đầu I: Các nhiễm sắc thể kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng. Sau khi tiếp hợp các nhiễm sắc thể kép dần co xoắn.


b. Kỳ giữa I: Các nhiễm sắc thể kép tương đồng tập trung thành hai hàng tại mặt phẳng xích đạo.NST kép ngắn và dày tối đa.
c. Kỳ sau: Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp kép tương đồng di chyển theo tơ vô sắc về một cực của tế bào
d. Kỳ cuối I:Đồng thời vời sự phân chia nhân, tế bào chất cũng phân chia tạo hai tế bào con đơn bội kép.
1.3.2. Phân bào 2: Cơ bản giống phân bào nguyên phân tạo 4tế bào.Tuỳ theo quá trình phát sinh giao tử là của cơ thể đực hay cái mà sản phẩm có thể là bốn tinh trùng hay một trứng duy nhất và ba thể dịnh hướng.
Tóm tắt quá trình giảm phân ( Meiosis )
Phần 2. Quá trình tái thiết lưỡng bội, thụ tinh đa tinh trùng,phân vùng noãn bào chất.
Tái thiết lưỡng bội có phải chính là quá trình thụ tinh không?
Quá trình thụ tinh bao gồm 4 bước cơ bản:
+ Nhận biết và tiếp xúc giữa tinh trùng và noãn.
+ Điều chỉnh sự xâm nhập của tinh trùng và noãn.
+ Sự kết hợp vật chất di truyền của tinh trùng và noãn.
+ Hoạt hoá quá trình chuyển hoá noãn thụ tinh.
->Quá trình tái thiết: chỉ là một bước trong quá trình thụ tinh, trong đó nhân nguyên đực và nhân nguyên cái hoà hợp vào nhau tạo nhân lưỡng bội của hợp tử.
2.1. Quá trình tái thiết lưỡng bội.
ở động vật có vú nhân lưỡng bội của hợp tử lần đầu không hiện diện ngay mà chỉ hiện diện ở giai đoạn hợp tử đã phân chia làm hai hay nhiều tế bào con.
2.2. Thụ tinh đa tinh trùng
ở đa số các loài, nhiều tinh trùng cùng tham gia thụ tinh nhưng chỉ có một tinh trùng duy nhất xâm nhập được vào trứng và ngăn cản sự xâm nhập của các tinh trùng còn lại bởi nhiều cơ chế khác nhau
Một số loài như cá mập, bò sát, chim... không chỉ có một tinh trùng mà có nhiều tinh trùng cùng xâm nhập vào một trứng, nhưng chỉ có một nhân tinh được phóng thích và kết hợp với nhân cái gọi là hiẹn tượng thụ tinh đa tinh trùng.
2.3. Phân vùng noãn bào chất là gì?

Khái niệm:Sự thụ tinh khiến cho các thành phần vật chất trong trứng thay đổi vị trí những thay đổi này có ý nghĩa quyết định đối với quá trình biệt hoá tế bào sau này gọi là sự phân vùng noãn bào chất.
A. Trước khi thụ tinh, tế bào chất vỏ vàng bao quanh noãn hoàng xám.
B. Sau khi tinh trùng xâm nhập, tế bào chất, vỏ vàng và tế bào chất trong hình thành từ vật chất phóng thích khi nhân trứng vỡ ra sẽ trôi về phía tinh trùng ở cực thực vật.
C. Khi tiền nhân tinh trùng di chuyển về phía tiền nhân noãn ở cực động vật tế bào chất vàng và tế bào chất trong cùng di chuyển theo.
D. Vị trí cuối của tế bào chất vàng và tế bào chất trong là nơi tế bào sẽ hình thành nên vỏ và trung mô.
Chuyển động của tế bào chất sẽ khởi động định vị các cấu trúc tương lai của cơ thể mà đầu tiên là trục lưng bụng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Ngọc Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)