Bài 21. Ôn tập chương IV
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Tâm |
Ngày 27/04/2019 |
109
Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Ôn tập chương IV thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
BÀI THUYẾT TRÌNH
MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Nguyễn Thị Ngọc Hảo
Trần Thị Minh Thư
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Nội dung chính
Nguyễn Trãi
I
Lê Thánh Tông
II
III
Ngô Sĩ Liên
IV
Lương Thế Vinh
I. Nguyễn Trãi (1380-1442)
1
Thời chuẩn bị bước vào đời
Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, sinh năm 1380, vốn gốc làng Chi Ngại, huyện Phượng Nhỡn ( nay thuộc Chí Linh - Hải Dương ), nhưng đã di cư sang làng Ngọc Ổi ( sau đổi tên thành Nhị Khê ) huyện Thượng Phúc ( nay là huyện Thường Tín-Hà Nội ).
Ông là con thứ của Nguyễn Phi Khanh (Có sách nói là con trưởng). Tròn 6 tuổi, mẹ mất, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại. Năm 1390, quan Tư đồ cũng mất, NT theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê.
Thời chuẩn bị bước vào đời
Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.
Thời đánh giặc cứu nước
2
Năm 1400 thi đỗ Thái học sinh triều Hồ
Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược, Hồ Quý Ly thất bại, Nguyễn Trãi nghe lời cha trở về tìm đường cứu nước nhưng bị giặc giam nơi thành Ðông Quan suốt mười năm dài.
Năm 1416, ông tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp và đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân.
1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô nổi tiếng.
Thời đánh giặc cứu nước
Ðược phong chức vị cao trong triều đình và trở thành tấm gương mẫu trong công cuộc xây dựng đất nước
Tuy nhiên, tài năng và đức độ của ông cũng bắt đầu bị bọn quyền thần ganh ghét. Ðặc biệt, sau vụ Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo bị bức tử, Nguyễn Trãi bị bắt giam một thời gian ngắn. Thời kỳ này, ông bắt đầu cay đắng nhận ra sự độc ác của miệng đời:
“Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn
Lòng người quanh nữa nước non quanh”
(Bảo kính cảnh giới 9)
Thời hòa bình
3
Năm 1442, vụ án Lệ Chi viên xảy ra
Ngày 1/ 9/ 1442, vua Lê Thái Tông, đi duyệt võ ở Chí Linh, trên đường về ghé vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi có một người vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ vừa đẹp vừa hay chữ, từng được Thái Tông mời vào triều phong chức Lễ Nghi học sĩ giữ công việc dạy cung nữ và giảng sách cho vua. Trước khi Thái Tông đến Côn Sơn, Thị Lộ đã về đấy thăm Nguyễn Trãi. Lúc vua rời Côn Sơn, Thị Lộ được lệnh theo nhà vua về triều.
Ngày 7/ 9, xa giá Thái Tông đến Lệ Chi viên (tục gọi là Trại Vải) ở làng Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đêm ấy, vua bị cảm, đến sáng thì mất. Các quan hộ giá giữ kín, đến ngày 9/ 9/ 1442 mới rước linh cữu vua về Thăng Long, rồi báo tin cho nhân dân cả nước biết. Ngay sau đó, Thị Lộ bị bắt. Nguyễn Trãi đang đi kiểm tra ở Đông Bắc, được tin Thái Tông mất, vội trở về Triều cũng bị bắt và bị buộc tội đồng mưu với Thị Lộ để giết vua.
Ngày 19/ 9/ 1442, Thị Lộ và Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc . Sử thần Ngô Sĩ Liên ghi rằng: "Vì yêu Thị Lộ mà Thái Tông bị thiệt thân"
II. Lê Thánh Tông (1442-1497)
Cuôc đời
1
Lê Thánh Tông tên là Tư Thành, hiệu Thiên Nam động chủ, con thứ tư Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) tại nhà ông ngoại ở khu đất chùa Huy Văn Hà Nội ngày nay, mất ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1497).
Lê Thánh Tông lên làm vua năm 1460, hai lần đổi niên hiệu: Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Trong gần 40 năm làm vua, ông đã đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, văn hóa. Sử gia Ngô Sĩ Liên khen Lê Thánh Tông là "vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược".
Đóng góp,thành tựu
Về phương diện văn học
Lê Thánh Tông là một nhà thơ lớn, tác phẩm ông để lại rất phong phú, vừa thơ, vừa văn xuôi, vừa Hán, vừa Nôm, hiện còn được sao chép trong các tập: Thiên Nam dư hạ (trong đó có bài phú nổi tiếng Lam Sơn Lương Thủy phú), Châu Cơ thắng thưởng Chinh Tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn...
2
Về pháp luật
Người khởi xướng bộ luật Hồng Đức. Bộ luật Hồng Đức là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của sự nghiệp Lê Thánh Tông và của cả thời đại ông. Sự ra đời của bộ luật Hồng Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Việt Nam hồi thế kỷ 15.
Lê Thánh Tông thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo".
Cải tổ và xây dựng
Về cơ cấu chính quyền các cấp, ông đã tiến hành xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ thời Lê Lợi từ 5 đạo đổi thành 12 đạo (tức 12 thừa tuyên). Bên cạnh cải tổ cơ chế Nhà nước, Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý các biện pháp phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, mở đồn điền, khai khẩn đất hoang.
Về phương diện văn hóa
Lê Thánh Tông đã có công tạo lập cho thời đại một nền văn hóa với một diện mạo riêng, khẳng định một giai đoạn phát triển mới của lịch sử văn hóa dân tộc. Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. ở Việt Nam thời phong kiến, chưa bao giờ nền giáo dục, thi cử lại thịnh đạt cũng như vai trò của trí thức lại được đề cao như đời Lê Thánh Tông. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn. Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đàn chủ soái.
III. Ngô Sĩ Liên(thế kỉ XV)
Cuôc đời
1
Ngô Sĩ Liên người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây).
Rất đáng tiếc, về năm sinh và năm mất của ông, hiện nay vẫn chưa được biết thật đích xác, nhưng theo Đại Việt lịch triều đăng khoa lục thì ông thọ tới 98 tuổi, đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 đời Lê Thái Tông (1434 - 1442).
2
Bộ Đại Việt sử kí toàn thư
Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua và đã hoàn thành vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 đời Lê Thánh Tông, gồm 15 quyển, chia thành hai phần:
Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938). Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).
IV. Lương Thế Vinh (1942-?)
1
Cuôc đời
Lương Thế Vinh tên chữ là Cảnh Nghị , hiệu là Thụy Hiên, người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Vụ bản, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463), đời Lê Thánh Tông. Làm quan các chức: Trực học sĩ viện Hàn lâm, Thị thư, Chưởng viện sự. Ông chẳng những giỏi văn còn giỏi toán nên người đương thời gọi ông là Trạng Lường .
Từ bé Lương Thế Vinh đã nổi tiếng trong việc học, việc chơi. Vinh học rất mau thuộc, mau hiểu, mà chơi cũng rất tài tình. Cậu rất thích thả diều, câu cá, bẫy chim cùng với các trẻ chăn trâu. Khi thả diều, diều của Vinh thường vẫn lên cao hơn, có hình dáng khác lạ và có tiếng kêu trầm bổng, rất du dương vui tai, người lớn cũng say mê lắng nghe.... Cùng đi câu cá với bạn bè, nhưng bao giờ cậu cũng được nhiều cá hơn. Nhìn chiếc bẫy người lớn bẫy chuột, cậu liền nghĩ ra chiếc bẫy nhỏ xíu để bẫy chim chả khá tinh vi làm người lớn phải ngạc nhiên, thán phục. Người thời đó gọi cậu là "thần đồng".
2
Giai thoại
Trái bưởi - Sức đẩy Archimède
Hôm đó, cậu đem một trái bưởi ra bãi tha ma (chỗ bạn bè thả trâu) làm quả bóng để các bạn cùng chơi. Bỗng quả bưởi lăn xuống một trong những cái hố bên mép bãi người ta đào để ngăn trâu bò khỏi phá lúa. Cái hố rất hẹp lại rất sâu không xuống mà cũng không với tay lấy lên được. Bọn trẻ tưởng thế là mất đồ chơi. Nhưng Lương Thế Vinh nghĩ một lát, rồi mới hớn hở rủ bạn đi mượn vài chiếc gầu giai đi múc nước đổ xuống hố. Bọn trẻ không hiểu Vinh làm thế để làm gì. Nhưng lát sau thấy Vinh cúi xuống cầm quả bưởi lên, chúng rất sửng sốt phục tài Vinh.
Từ đó trẻ con trong làng truyền nhau rằng Lương Thế Vinh là thần, có một câu "thần chú" hay lắm, có thể gọi được những vật vô tri như quả bưởi lại với mình.
Thực ra thì Vinh trèo cây hái bưởi bên bờ ao, sẩy tay cậu làm rơi quả bưởi xuống nước tưởng mất. Nhưng khi nhìn thấy bưởi nổi trên mặt ao, Vinh đã lấy cành tre khều vào và đem ra bãi chơi. Lúc quả bưởi lăn xuống hố, cậu đã chợt nhớ lại và nghĩ ra cách lấy nước đổ xuống cho bưởi nổi lên. Vốn thích thơ ca, hò, vè nên trong khi cúi xuống chờ bưởi, cậu vui miệng đọc lẩm nhẩm:
Bưởi ơi bưởi
Nghe tao gọi
Lên đi nào
Đừng quên lối
Đừng bỏ tao...
Và bọn trẻ cứ nghĩ rằng Vinh đọc "thần chú".
MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Nguyễn Thị Ngọc Hảo
Trần Thị Minh Thư
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Nội dung chính
Nguyễn Trãi
I
Lê Thánh Tông
II
III
Ngô Sĩ Liên
IV
Lương Thế Vinh
I. Nguyễn Trãi (1380-1442)
1
Thời chuẩn bị bước vào đời
Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, sinh năm 1380, vốn gốc làng Chi Ngại, huyện Phượng Nhỡn ( nay thuộc Chí Linh - Hải Dương ), nhưng đã di cư sang làng Ngọc Ổi ( sau đổi tên thành Nhị Khê ) huyện Thượng Phúc ( nay là huyện Thường Tín-Hà Nội ).
Ông là con thứ của Nguyễn Phi Khanh (Có sách nói là con trưởng). Tròn 6 tuổi, mẹ mất, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại. Năm 1390, quan Tư đồ cũng mất, NT theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê.
Thời chuẩn bị bước vào đời
Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.
Thời đánh giặc cứu nước
2
Năm 1400 thi đỗ Thái học sinh triều Hồ
Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược, Hồ Quý Ly thất bại, Nguyễn Trãi nghe lời cha trở về tìm đường cứu nước nhưng bị giặc giam nơi thành Ðông Quan suốt mười năm dài.
Năm 1416, ông tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp và đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân.
1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô nổi tiếng.
Thời đánh giặc cứu nước
Ðược phong chức vị cao trong triều đình và trở thành tấm gương mẫu trong công cuộc xây dựng đất nước
Tuy nhiên, tài năng và đức độ của ông cũng bắt đầu bị bọn quyền thần ganh ghét. Ðặc biệt, sau vụ Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo bị bức tử, Nguyễn Trãi bị bắt giam một thời gian ngắn. Thời kỳ này, ông bắt đầu cay đắng nhận ra sự độc ác của miệng đời:
“Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn
Lòng người quanh nữa nước non quanh”
(Bảo kính cảnh giới 9)
Thời hòa bình
3
Năm 1442, vụ án Lệ Chi viên xảy ra
Ngày 1/ 9/ 1442, vua Lê Thái Tông, đi duyệt võ ở Chí Linh, trên đường về ghé vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi có một người vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ vừa đẹp vừa hay chữ, từng được Thái Tông mời vào triều phong chức Lễ Nghi học sĩ giữ công việc dạy cung nữ và giảng sách cho vua. Trước khi Thái Tông đến Côn Sơn, Thị Lộ đã về đấy thăm Nguyễn Trãi. Lúc vua rời Côn Sơn, Thị Lộ được lệnh theo nhà vua về triều.
Ngày 7/ 9, xa giá Thái Tông đến Lệ Chi viên (tục gọi là Trại Vải) ở làng Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đêm ấy, vua bị cảm, đến sáng thì mất. Các quan hộ giá giữ kín, đến ngày 9/ 9/ 1442 mới rước linh cữu vua về Thăng Long, rồi báo tin cho nhân dân cả nước biết. Ngay sau đó, Thị Lộ bị bắt. Nguyễn Trãi đang đi kiểm tra ở Đông Bắc, được tin Thái Tông mất, vội trở về Triều cũng bị bắt và bị buộc tội đồng mưu với Thị Lộ để giết vua.
Ngày 19/ 9/ 1442, Thị Lộ và Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc . Sử thần Ngô Sĩ Liên ghi rằng: "Vì yêu Thị Lộ mà Thái Tông bị thiệt thân"
II. Lê Thánh Tông (1442-1497)
Cuôc đời
1
Lê Thánh Tông tên là Tư Thành, hiệu Thiên Nam động chủ, con thứ tư Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) tại nhà ông ngoại ở khu đất chùa Huy Văn Hà Nội ngày nay, mất ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1497).
Lê Thánh Tông lên làm vua năm 1460, hai lần đổi niên hiệu: Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Trong gần 40 năm làm vua, ông đã đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, văn hóa. Sử gia Ngô Sĩ Liên khen Lê Thánh Tông là "vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược".
Đóng góp,thành tựu
Về phương diện văn học
Lê Thánh Tông là một nhà thơ lớn, tác phẩm ông để lại rất phong phú, vừa thơ, vừa văn xuôi, vừa Hán, vừa Nôm, hiện còn được sao chép trong các tập: Thiên Nam dư hạ (trong đó có bài phú nổi tiếng Lam Sơn Lương Thủy phú), Châu Cơ thắng thưởng Chinh Tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn...
2
Về pháp luật
Người khởi xướng bộ luật Hồng Đức. Bộ luật Hồng Đức là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của sự nghiệp Lê Thánh Tông và của cả thời đại ông. Sự ra đời của bộ luật Hồng Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Việt Nam hồi thế kỷ 15.
Lê Thánh Tông thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo".
Cải tổ và xây dựng
Về cơ cấu chính quyền các cấp, ông đã tiến hành xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ thời Lê Lợi từ 5 đạo đổi thành 12 đạo (tức 12 thừa tuyên). Bên cạnh cải tổ cơ chế Nhà nước, Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý các biện pháp phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, mở đồn điền, khai khẩn đất hoang.
Về phương diện văn hóa
Lê Thánh Tông đã có công tạo lập cho thời đại một nền văn hóa với một diện mạo riêng, khẳng định một giai đoạn phát triển mới của lịch sử văn hóa dân tộc. Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. ở Việt Nam thời phong kiến, chưa bao giờ nền giáo dục, thi cử lại thịnh đạt cũng như vai trò của trí thức lại được đề cao như đời Lê Thánh Tông. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn. Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đàn chủ soái.
III. Ngô Sĩ Liên(thế kỉ XV)
Cuôc đời
1
Ngô Sĩ Liên người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây).
Rất đáng tiếc, về năm sinh và năm mất của ông, hiện nay vẫn chưa được biết thật đích xác, nhưng theo Đại Việt lịch triều đăng khoa lục thì ông thọ tới 98 tuổi, đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 đời Lê Thái Tông (1434 - 1442).
2
Bộ Đại Việt sử kí toàn thư
Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua và đã hoàn thành vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 đời Lê Thánh Tông, gồm 15 quyển, chia thành hai phần:
Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938). Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).
IV. Lương Thế Vinh (1942-?)
1
Cuôc đời
Lương Thế Vinh tên chữ là Cảnh Nghị , hiệu là Thụy Hiên, người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Vụ bản, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463), đời Lê Thánh Tông. Làm quan các chức: Trực học sĩ viện Hàn lâm, Thị thư, Chưởng viện sự. Ông chẳng những giỏi văn còn giỏi toán nên người đương thời gọi ông là Trạng Lường .
Từ bé Lương Thế Vinh đã nổi tiếng trong việc học, việc chơi. Vinh học rất mau thuộc, mau hiểu, mà chơi cũng rất tài tình. Cậu rất thích thả diều, câu cá, bẫy chim cùng với các trẻ chăn trâu. Khi thả diều, diều của Vinh thường vẫn lên cao hơn, có hình dáng khác lạ và có tiếng kêu trầm bổng, rất du dương vui tai, người lớn cũng say mê lắng nghe.... Cùng đi câu cá với bạn bè, nhưng bao giờ cậu cũng được nhiều cá hơn. Nhìn chiếc bẫy người lớn bẫy chuột, cậu liền nghĩ ra chiếc bẫy nhỏ xíu để bẫy chim chả khá tinh vi làm người lớn phải ngạc nhiên, thán phục. Người thời đó gọi cậu là "thần đồng".
2
Giai thoại
Trái bưởi - Sức đẩy Archimède
Hôm đó, cậu đem một trái bưởi ra bãi tha ma (chỗ bạn bè thả trâu) làm quả bóng để các bạn cùng chơi. Bỗng quả bưởi lăn xuống một trong những cái hố bên mép bãi người ta đào để ngăn trâu bò khỏi phá lúa. Cái hố rất hẹp lại rất sâu không xuống mà cũng không với tay lấy lên được. Bọn trẻ tưởng thế là mất đồ chơi. Nhưng Lương Thế Vinh nghĩ một lát, rồi mới hớn hở rủ bạn đi mượn vài chiếc gầu giai đi múc nước đổ xuống hố. Bọn trẻ không hiểu Vinh làm thế để làm gì. Nhưng lát sau thấy Vinh cúi xuống cầm quả bưởi lên, chúng rất sửng sốt phục tài Vinh.
Từ đó trẻ con trong làng truyền nhau rằng Lương Thế Vinh là thần, có một câu "thần chú" hay lắm, có thể gọi được những vật vô tri như quả bưởi lại với mình.
Thực ra thì Vinh trèo cây hái bưởi bên bờ ao, sẩy tay cậu làm rơi quả bưởi xuống nước tưởng mất. Nhưng khi nhìn thấy bưởi nổi trên mặt ao, Vinh đã lấy cành tre khều vào và đem ra bãi chơi. Lúc quả bưởi lăn xuống hố, cậu đã chợt nhớ lại và nghĩ ra cách lấy nước đổ xuống cho bưởi nổi lên. Vốn thích thơ ca, hò, vè nên trong khi cúi xuống chờ bưởi, cậu vui miệng đọc lẩm nhẩm:
Bưởi ơi bưởi
Nghe tao gọi
Lên đi nào
Đừng quên lối
Đừng bỏ tao...
Và bọn trẻ cứ nghĩ rằng Vinh đọc "thần chú".
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)