Bài 21. Ôn tập chương IV

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Khoa | Ngày 10/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Ôn tập chương IV thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:


BÀI 21- Tiết: 44
:



I/ MỤC TIÊU:
1-Kiến thức:
HS biết:
- Lý giải vì sao tổ chức nhà nước thời Lê sơ hoàn chỉnh chặt chẽ hơn thời Lý – Trần.
- Sự tiến bộ về luật pháp, kinh tế thời Lê sơ so với thời Lý –Trần.
- Sự khác nhau các giai cấp tầng lớp thời Lê sơ so với thời Lý-Trần.
- Sự khác nhau giữa văn học, giáo dục, khoa học nghệ thuật thời Lê sơ so với thời Lý-Trần
HS hiểu:
- Sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVI.
- Điểm giống và khác nhau giữa thời Lê Sơ với thời Lý –Trần.
2-Kĩ năng:
-Hệ thống các thành tựu lịch sử về một thời đại.
3-Tư tưởng:
-Lòng tự hào dân tộc về thời kì thịnh trị của thời phong kiến Đại Việt ở thế kỉ XV.
II/NỘI DUNG HỌC TẬP: Chương IV
III/ CHUẨN BỊ:
1- GV: Bảng phụ vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý –Trần và thời Lê sơ.
Tranh ảnh về các công trình nghệ thuật, nhân vật lịch sử.
2 -HS: Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ.
Bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông tổ chức chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý –Trần ở những điểm nào?
Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý –Trần có điểm gì khác nhau?
Luật pháp thời Lê có điểm gì giống và khác pháp luật thời Lý –Trần?
Tình hình kinh tế thời Lê sơ có có gì giống và khác thời Lý –Trần?
Xã hội thời Lý –Trần và thời Lê sơ có những giai cấp và tầng lớp nào? Có gì khác nhau?
Trong lĩnh vực văn hoá –giáo dục –khoa học –nghệ thuật thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu nào?
IV; TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1-Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh ( 1’ )
2-Kiểm tra miệng: ( 4’ )
? Nêu kể tên các vị danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc ở thế kỉ XV ?
HS:Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương thế Vinh.
?Em hãy kể tên đường phố, tên trường học ở quê em mang tên các danh nhân văn hoá thời Lê sơ ? HS: Trả lời.
? Luật pháp thời Lê có điểm gì giống và khác pháp luật thời Lý –Trần?
.GV: Nhận xét phần kiểm tra miệng.
3/ trình bài học: ( 33’ )

* Giới thiệu bài.
Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XV-đầu thế kỉ XVI , cần hệ thống hoá toàn bộ kiến thức về kinh tế , chính trị , văn hoá , nghệ thuật của thời kì được coi là thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam.

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học

* Hoạt động 1: Vào bài
GTBM: Chúng ta vừa học xong giai đoạn lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. Hôm nay chúng ta sẽ hệ thống hoá lại toàn bộ kiến thức đã học ở chương IV về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn học, nghệ thuật của giai đoạn này được coi là thời kì thịnh trị nhất của chế độ phong

* Hoạt động 2: cá nhân.
( thức cần đạt:HS nắm được về bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông. )
Gv: gọi hs đọc các câu hỏi sgk/104.
? Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào ?
HS : So với nhà Lý - Trần thì ngày càng chặt chẽ, quy củ hơn và tập quyền hơn.
? Về đơn vị hành chính được tổ chức như thế nào ?
HS : Đơn vị hành chính cấp trung gian được bãi bo.û
? Cách đào tạo, tuyển chọn bổ sung quan lại được tổ chức như thế nào ?
HS : Nguồn quan lại được tuyển chọn qua các kì thi: thi hương, thi hội, thi đình .
* Hoạt động 3: cá nhân.
( thức cần đạt:HS nắm được nhà nước thời lê sơ và thời Lý - Trần. )
? Thời Trần nhà nước xây dựng theo chế độ gì ?
HS: Là nhà nước theo chế độ quân chủ quý tộc .thời Lý muốn làm quan thì phải xuất thân là phải là con quý tộc
? Thời Lê Sơ nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Khoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)