Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Xuân |
Ngày 10/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
Số báo danh: 5607220
Lớp : K56D
Câu 1: Các cách thiết kế môn lịch sử ở trường THPT hiện nay
Trong việc giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay có áp dụng một số cách thiết kế:
Cách thiết kế thứ nhất: Không đưa nội dung đề cương bài giảng mà chỉ thiết kế các nội dung trực quan liên quan vào các slide trình chiếu và sắp xếp chúng theo trình tự bài giảng gồm các dạng sơ đồ hóa văn bản, bản đồ, tranh, ảnh, phim tư liệu…Để kết hợp sử dụng với phần trình bày bài giảng và việc tổ chức các hoạt động trên lớp của giáo viên và học sinh như khi tiến hành một bài truyền thống. Cách thiết kế này là khá phổ biến vì vừa đơn giản đối với giáo viên khi xây dựng đồng thời cũng không làm thay đổi các thao tác lên lớp của giáo viên theo kiểu dạy học truyền thống.
Ví dụ: Khi dạy bài 20: Chiến sự lan rộng cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1873 tới 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng.
Sử dụng slide dưới để dạy mục 1. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì.
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kỳ
Kinh tế ngày một tiêu điều do chiến tranh, loạn lạc, sức sản xuất hao mòn, sự bóc lột thậm tệ của địa chủ và quan lại triều đình.
Xã hội bất ổn định, nông dân khởi nghĩa chống triều đình, thiên tai, hạn hán xảy ra liên miên…
Ngoại giao bế tắc
Yêu cầu cải cách của một số sĩ phu có học vấn cao đều bị triều Nguyễn khước từ.
Đất nước ngày càng lún sâu trong lạc hậu và khủng hoảng
Cách thiết kế thứ hai: Tên bài học, các đề mục, đề cương bài giảng, hệ thống câu hỏi, kênh hình và các nội dung ôn tập, kiểm tra lần lượt được thiết kế trên các slide tương ứng với trình tự lên lớp. Tất cả các nội dung trên lần lượt được trình bày trọn vẹn trên một khung của mỗi slide.
Hiện nay, kiểu thiết kế này cũng được nhiều giáo viên thực hiện. Với cách thiết kế này kênh chữ và kênh hình, âm thanh phối hợp trình bày chặt chẽ với nhau giúp giáo viên giảm bớt nội dung, thời gian ghi bảng. Tuy nhiên giáo viên khi thiết kế cần chú ý tính logíc, hệ thống của kết cấu đề cương bài giảng.
Ví dụ khi dạy bài 17: Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 -1945). Hai slide dưới sử dụng trong mục I. Con đường dẫn tới chiến tranh.
- Khối phát xít tăng cường hoạt động quân sự:
+ YÙ chieám: Etiopia
+ Nhaät taán coâng Trung Quoác
+ Ñöùc can thieäp vaøo Taây Ban Nha , saùt nhaäp AÙo (3/1938) vaø ñoøi chieám Tieäp Khaéc (9/1938)
Thaùi ñoä cuûa caùc nöôùc lôùn:
Hãy cho biết thái độ của các nước lớn đối với các hành động của phe phát xít?
Liên Xô: kiên quyết chống phát xít => chủ trương liên kết với Anh, Pháp chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Anh, Pháp, Mĩ: chính sách dung dưỡng phát xít => đẩy phát xít tấn công Liên Xô
Chân dung Hítle
- Cách thiết kế thứ ba: Mỗi slide đều được chia làm 3 khung. Khung nhỏ trên cùng của slide ghi tên bài học, khung bên trái chiếm khoảng 1/3 phần còn lại của sliede lần lượt ghi các đề mục, tiểu mục và khung bên phải chiếm khoảng 2/3 phần còn lại của slide ghi vắn tắt nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm…tương ứng nội dung các đề mục, tiểu mục ở bên trái. Cách thiết này ít phổ biến vì đòi hỏi giáo viên đầu tư nhiều công sức. Các nội dung đưa đưa vào slide phải ngắn gọn, súc tích và bố trí hợp lý trên khuôn khổ có hạn của khung.
Điểm cần lưu ý chung đối với cả 3 cách thiết kế trên là ngoài những thông tin cơ bản nhất không thể thiếu đối với mỗi bài học cụ thể được sắp xếp theo trình tự thì giáo viên cần thiết kế thêm những thông tin bổ trợ, mở rộng (thường là câu hỏi, bài tập, biểu bảng, hình ảnh..)
- Ví dụ: Sử dụng slide dưới để dạy bài 30 : Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Slide này giới thiệu tên bài mới, nội dung và câu hỏi nhận thức đầu giờ.
2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.
3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập.
CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA 13 THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MỸ VÀ SỰ THÀNH LẬP HOA KỲ
Vì sao Lênin gọi đây là: “cuộc chiến tranh
giải phóng thực sự, cách mạng thực sự ” ?
1. Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Dân ta phải biết sử ta
cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Câu 2: Thiết kế bài giảng power point
Chương III: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến
trong các thế kỉ XVI - XVIII
Bài học sẽ giúp các em:
Biết sự sụp đổ của triều đình nhà Lê tạo sự bất ổn định của tình hình đất nước, nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nửa thế kỉ đã góp phần ổn định xã hội trong một thời gia
Hiểu cuộc chiến tranh phong kiến diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỉ XVI – XVIII đã dẫn đến sự chia cắt đất nước làm 2 miền (Đàng Ngoài và Đàng Trong), mỗi miền có chính quyền riêng nhưng không phải 2 nhà nước độc lập.
Sự sụp đổ của nhà Lê. Nhà Mạc thành lập
Nhóm 1, 3 tìm hiểu : Nhà Lê sơ đã rất cực thịnh, nhưng tại sao đầu thế kỉ XVI nhà Lê lại sụp đổ? Nhận xét sự thay đổi đó?
Nhóm 2, 4 tìm hiểu: Nhà Mạc thành lập đã thi hành những chính sách gì? Có tác dụng hay không
Thời gian thảo luận 3 phút, đại diện đứng lên trả lời
- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu:
+ Vua ăn chơi, sa đọa
+ Quan lại, địa chủ hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất
+ Nhân dân cực khổ đã nổi dậy ở nhiều nơi
+ Các thế lực phong kiến tranh chấp quyền hành
Thấy sự bất lực của nhà Lê, 1527 Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi. Nhà Mạc thành lập.
Chính sách của nhà Mạc:
+ Xây dựng theo mô hình cũ của nhà Lê
+ Tổ chức thi cử đều đặn
+ Xây dựng lực lượng quân đội mạnh
+ Cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
Những chính sách bước đầu giúp ổn định lại đất nước
- Nhưng nhà Mạc đã bị cô lập do sự chống đối của cựu thần nhà Lê đồng thời thần phục nhà Minh.
Đất nước rơi vào tình trạng chiến tranh chia cắt
2. Đất nước bị chia cắt
Chiến tranh Nam – Bắc triều (1540 - 1592)
- Nguyên nhân:
+ Sự suy yếu của triều Lê và sự thiết lập nhà Mạc
+ Cựu thần muốn khôi phục lại nhà Lê (Nguyễn Kim)
+ Tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến
Diễn biến: 1545 – 1592 chiến tranh bùng nổ.
Kết quả: Nhà Mạc bị lật đổ, đất nước thống nhất
b. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn
- Nguyên nhân:
+ Sự suy yếu của nhà Lê, sự lộng quyền của họ Trịnh ở Đàng Ngoài và sự thiết lập họ Nguyễn ở Đàng Trong.
+ Hai tập đoàn phong kiến đều muốn nắm quyền cao nhất và có công nhất. Mâu thuẫn gay gắt.
Diễn biến:
+ Ở Thanh Hóa quyền lực nằm trong tay họ Trịnh
+ Ở Mạn Nam họ Nguyễn cát cứ
+ Năm 1627 họ Trịnh đem quân đánh họ Nguyễn. Chiến tranh bùng nổ.
- Kết quả: Năm 1672 hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh làm giới tuyến.
1.Nguyên nhân của sự chia cắt đất nước?
2. Vì sao cuộc chiến tranh
Trịnh – Nguyễn không phân thắng bại?
Đất nước bị chia cắt
3. Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài
Cuối thế kỉ XVI, triều Lê – Trịnh chuyển về Thăng Long, quyền lực tập trung trong tay họ Trịnh (hay gọi là Chúa).
Xây dựng bộ máy nhà nước với đặc điểm khác trước
Quan lại tuyển dụng như thời Lê
Luật pháp: Tiếp tục dùng Quốc triều hình luật (có bổ xung)
Quân đội:
+ Quân thường trực (Tam phủ) tuyển chủ yếu ở Thanh Hóa
+ Ngoại binh tuyển từ 4 trấn quanh kinh thành
- Đối ngoại: Hòa hiếu với nhà Thanh ở Trung Quốc
Bộ máy nhà nước Đàng Ngoài được tổ chức như thế nào?
4. Chính quyền Đàng Trong
Thế kỉ XVII lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng từ Nam Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay
Bộ máy nhà nước: tổ chức bộ máy địa phương trước
Quân đội là quân thường trực, tuyển theo nghĩa vụ, trang bị vũ khí đầy đủ.
Quan lại tuyển bằng nhiều cách: theo dòng dõi, đề cử, học hành
Năm 1744 Chúa Nguyễn Phúc
Khoát xưng vương, thành lập chính quyền trung ương nhưng tới cuối XVIII chưa hoàn chỉnh.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát tổ chức chính quyền nhà nước có đặc điểm khác? Tại sao lại tổ chức như vậy?
Chúa Nguyễn Phúc Khoát muốn:
Xây dựng chính quyền mạnh, cát cứ lâu dài với chính quyền
ở Đàng Ngoài
2. Muốn khẳng định sức mạnh của các chúa Nguyễn ở
Đàng Trong lớn mạnh
3. Muốn kéo dài tình trạng đất nước bị chia cắt
Xã
Triều đình trung ương
6 bộ
Dinh
Các cơ quan trực thuộc thu thuế
Trấn
Phủ
Huyện
Châu
Xã
Tổ chức chính quyền Đàng Ngoài
Tổ chức bộ máy chính quyền Đàng Trong
Vua
Phủ chúa
Các cơ quan trung ương
Ban văn
Quan lại khác
Trấn
Phủ
Huyện
Châu
Ban võ
Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Lê – Trịnh?
Tồn tại hình thức chính quyền vua Lê và phủ
Chúa, quyền lực tập trung trong tay phủ chúa.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế nhà nước quân chủ
chuyên chế trung ương tập quyền.
- Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh.
Ranh giới sông Gianh
3. Củng cố
Thế kỉ XVI – XVIII, nhà Lê sơ sụp đổ, chiến tranh phong kiến diễn ra, dẫn đến sự hình thành của nhà Mạc và tiếp đó là sự chia cắt đất nước
Hình thành chính quyền 2 miền tới cuối XVIII, nguy cơ đất nước bị chia thành 2 quốc gia.
4. Bài tập
Bài 1: Hãy so sánh sự giống và khác nhau về tổ chức chính quyền và hệ thống đơn vị hành chính của 2 Đàng: Đàng Trong và Đàng Ngoài
Bài 2: Vì sao lại có sự phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài? Sự phân chia này có ành hưởng thế nào tới tình hình đất nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Xuân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)