Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII

Chia sẻ bởi Tiev Thung | Ngày 10/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các bạn đến với
buổi tập giảng
CHƯƠNG III. VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI- XVIII
Bài 21
NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỶ XVI- XVIII
I.MỤC ĐÍCH BÀI DẠY:

1. Kiến thức: qua bài học giúp học sinh hiểu được:
a. Từ thế kỷ XVI- XVIII, cuộc khủng hoảng chính trị đầu thế kỷ XVI đã làm triều Lê sụp đổ, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào gian nan gấp khúc.
b. Triều Lê suy sụp và triều Mạc được thành lập chẳng được bao lâu thì xảy ra cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều đã dẫn tới tình trạng đất nước bị chia cắt.
c. Hai chính quyền Đàng Trong- Đàng Ngoài được hình thành song chưa hình thành hai nước và tồn tại cho đến thế kỷ XVIII.
2. Kỷ năng:
Rèn luyện kỷ năng phân tích, đánh giá các sự kiện giúp học sinh có nhận thức đầy đủ hơn về giai đoạn phức tạp này.
3. Tư tưởng, tình cảm:
Giáo dục, bồi dưỡng ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Học sinh tập trung suy nghĩ câu hỏi do GV đặt ra đồng thời sử dụng những tranh ảnh liên quan đến bài học.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Chuẩn bị:
kiểm tra bài cũ.
Vào bài: sau một thời kỳ phát triển thịnh đạt, triều Lê sơ bước vào thời kỳ suy sụp, khủng hoảng, các cuộc chiến tranh diễn ra liên miên, đất nước bị chia cắt? Tình trạng đó diễn ra như thế nào, hậu quả ra sao ? chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.
1. SỰ SỤP ĐỔ NHÀ LÊ- NHÀ MẠC THÀNH LẬP:
Sự suy yếu của triều Lê:
* nguyên nhân:
từ cuối thế kỷ XVI, triều Lê suy yếu, vua quan ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến việc triều chính và kinh tế xã hội suy sụp.
* Biểu hiện:
Phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi: Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng (Kinh Bắc), Trần Tuân (Sơn Tây)…
Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền lực ở chính quyền trung ương- triều Mạc thành lập.
b) Triều Mạc thành lập:
* Chính sách của triều Mạc:
Chính trị: củng cố chính quyền theo mô hình nhà Lê. Tăng cường luật pháp và quân đội mạnh.
Kinh tế, văn hóa: khuyến khích phát triển kinh tế, văn hóa và chân chỉnh chế độ thi cử.
Ngoại giao: lúng túng, cắt đất và dân sổ sách cho nhà Minh.
Tiền cổ nhà Mạc
Một góc thành nhà Mạc
2. ĐẤT NƯỚC BỊ CHIA CẮT:
nguyên nhân:
nhà Mạc thành lập trên cơ sở phế bỏ nhà Lê, quan lại nhà Lê và nhân dân không ủng hộ nổi dậy đấu tranh. Tình hình nhà Mạc không ổn định. Nguyễn Kim đã họp quân với danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở Thanh Hóa. Đến cuối thế kỷ XVI, triều Mạc bị lật đổ.
Trịnh Kiểm lộng quyền, lấn áp vua Lê, gạt dần ảnh hưởng của họ Nguyễn trong chính quyền Nam triều.
Trịnh Kiểm
Họ Nguyễn xây dựng vùng đất cát cứ Thuận Hóa thành một tập đoàn phong kiến mạnh, đối lập với họ Trịnh.
Năm 1627, nội chiến bùng nổ và kéo dài đến 45 năm nhưng không phân thắng bại nên lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Sông Gianh
b) Hậu quả:

Tình trạng chia cắt đất nước kéo dài cho đến cuối thế kỷ XVIII, gây nên hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước.
3. NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở ĐÀNG NGOÀI:
Tình hình chính trị:
- Từ sông Gianh trở về Bắc dưới quyền cai trị của chính quyền Lê- Trịnh.
- Vua Lê không còn thực quyền chỉ là bù nhìn, chúa Trịnh nắm mọi thực quyền, thâu tóm mọi quyền hành, về sau được phong vương nên nhân dân quen gọi là chúa.
Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước?
Triều đình
Phủ chúa
Quan Văn
Quan võ
6 phiên
Chính quền địa phương gồm: Trấn,
Huyện, châu và xã.
Hội chầu thời Lê
b) Chính quyền trung ương:

Hình thành hai bộ phận: Triều đình và phủ chúa.
Triều đình: Duy trì hình thức chính quyền vua Lê nhưng không có thực quyền, thiết lập phủ chúa Trịnh thâu tóm mọi quyền hành.
Phủ chúa: có quan văn, quan võ cùng chúa bàn bạc, quyết định các chủ trương chính sách lớn của nhà nước.
Phủ chúa Trịnh
c) chính quyền địa phương:

Chính quyền trung ương chia thành 12 trấn, có trấn thủ đứng đầu, làm việc dưới sự giúp đỡ của hai ti, dưới trấn là huyện, phủ, châu và xã như cũ.
d) tuyển chọn quan lại:
Nhà nước Lê-Trịnh tiếp tục chính sách tuyển chọn quan lại như thời Lê sơ.
e) Luật pháp:
Bộ “Quốc triều hình luật” thời Hồng Đức vẫn được tiếp tục sử dụng với ít nhiều bổ sung do thực tế Đàng Ngoài đặt ra.
f) Tổ chức quân đội:

Ưu binh: được tuyển chủ yếu từ 3 phủ của Thanh Hóa và một số huyện của Nghệ An, được cấp nhiều ruộng đất và có nhiều ưu đãi.
Ngoại binh: tuyển từ 4 trấn xung quanh kinh thành, theo hình thức tự nguyện nhưng theo chế độ “ngụ binh ư nông” thay phiên nhau trực.
g) Ngoại giao:
Giữ hòa hiếu với nhà Thanh.
4. CHÍNH QUYỀN Ở ĐÀNG TRONG:
a) Tổ chức chính quyền:
Sau khi nội chiến chấm dứt, lãnh thổ Đàng Trong từng bước mở rộng xuống phía nam, từ nam Quảng Bình cho đến Nam Bộ ngày nay. Nối tiếp nhau xây dựng chính quyền riêng của mình, chia thành 12 dinh, nơi đóng phủ chúa là chính dinh.
Từ nửa sau tkỷ XVII, Huế trở thành trung tâm của đàng Trong và dưới dinh là phủ, huyện, tổng và xã.
b) Quân đội:
Là quân thường trực, tuyển theo nghĩa vụ, được trang bị vũ khí đầy đủ, chế tạo súng đại bác theo kiểu phương Tây.
c) Tổ chức thi cử:
Quan lại được tuyển chọn bằng nhiều cách: dòng dõi, đề cử, khoa cử.
d) Chính quyền trung ương:
Năm 1744, sau một thời kỳ ổn định, chúa Ng Phúc Khoát xưng vương, thành lập triều đình, đặt thêm các quan chức. Tuy nhiên vẫn chưa hoàn chỉnh.
Kết quả: Từ giữa thế kỷ XVIII, chính quyền đàng Trong cũng như đàng Ngoài đều lâm vào tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Đây chỉ là sự chia cắt tạm thời về lãnh thổ của quốc gia Đại Việt.
3. Củng cố:
Khẳng định cuộc chiến tranh xảy ra là hậu quả nặng nề nhất do triều Lê mang lại.
Đây chỉ là sự chia cắt tạm thời về lãnh thổ của quốc gia Đại Việt.
4. Dặn dò:
Trả lời các câu hỏi cuối bài.
Tìm hiểu trước bài mới.
Chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tiev Thung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)