Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII

Chia sẻ bởi Đinh Thị Thu Hằng | Ngày 10/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG III - VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
BÀI 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII
Học xong bài này, HS cần hiểu:
Sự sụp đổ của triều Lê sơ đã dẫn đến sự phát triển của các thế lực phong kiến.
2. Nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nửa thế kỉ đã góp phần ổn định xã hội trong một thời gian.
3. Chiến tranh phong kiến diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII đã dẫn đến sự chia cắt đất nước.
4. Tuy mỗi miền (Đàng Ngoài và Đàng Trong) có một chính quyền riêng nhưng chưa hình thành hai nước.
Sự sụp đổ của triều Lê sơ.
Nhà Mạc được thành lập
Sự sụp đổ của nhà Lê
- Đầu thế kỉ XVI nhà Lê sơ
lâm vào khủng hoảng suy yếu.
Biểu hiện:
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ,
hạch sách nhân dân
+ Các thế lực phong kiến nổi
dậy tranh chấp quyền lực mạnh
nhất là thế lực Mạc Đăng Dung
+ Phong trào đấu tranh của
nhân dân bùng nổ nhiều nơi.
Đại Việt sử ký toàn thư chép:
Lê Uy Mục sao nhãng việc triều chính, “đêm cùng cung nhân uống rượu vô độ, ai say thì giết”, tính tình hung hãn đến nỗi một viên sứ thần Trung Quốc đã phải gọi y là “vua quỷ”.
Lê Tương Dực “hoang dâm vô độ”, thường bắt phụ nữa cởi truồng chèo thuyền cho minh đi chơi trên Hồ Tây. Sứ thần Trung Quốc nhận xét “nhà vua tính hiếu dâm như tính lợn, loạn vong không còn lâu nữa”…
Sự sụp đổ của triều Lê sơ.
Nhà Mạc được thành lập
b. Nhà Mạc được thành lập
- 1527 Mạc Đăng Dung phế
truất vua Lê lập ra triều Mạc.
Chính sách của nhà Mạc:
+ Xây dựng chính quyền theo
mô hình cũ của nhà Lê.
+ Tổ chức thi cử đều đặn.
+ Xây dựng quân đội mạnh.
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất
cho nông dân
Tạo điều kiện ổn định đất
nước
Do sự chống đối của cựu
thần nhà Lê và chính sách cắt
đất thần phục nhà Minh  nhân
dân phản đối.
2. Đất nước bị chia cắt
Chiến tranh Nam – Bắc triều
Hoàn cảnh: cựu thần nhà Lê
đứng đầu là Nguyễn Kim quy tụ
lực lượng “phù Lê diệt Mạc”,
thành lập chính quyền ở Thanh
Hoá gọi là Nam triều. Đối đầu
với nhà Mạc – Bắc triều.
1545 – 1592 chiến tranh
Nam – Bắc triều bùng nổ 
Nhà Mạc bị lật đổ, đất nước
thống nhất.
b. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn
- Hoàn cảnh:
+ Ở Thanh Hoá Nam triều vẫn
tồn tại nhưng quyền lực nằm
trong tay họ Trịnh.
+ Ở mạn Nam: họ Nguyễn cát
cứ xây dựng chính quyền riêng.
2. Đất nước bị chia cắt
Diễn biến: 1627, họ Trịnh đem
quân đánh họ Nguyễn. Chiến
tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
Kết quả: Không phân thắng bại,
lấy sông Gianh làm giới tuyến
chia đất nước làm 2 miền: Đàng
Trong – Đàng Ngoài.
3. Nhà nước phong kiến ở
Đàng Ngoài

Thế kỉ XVI nhà nước phong kiến
Nam triều chuyển về Thăng Long,
do Vua Lê đứng đầu nhưng thực
chất quyền hành nằm trong tay
chúa Trịnh
Tổ chức bộ máy chính quyền:
+ Chính quyền Trung ương
+ Chính quyền địa phương
3. Nhà nước phong kiến ở
Đàng Ngoài
Chế độ tuyển dụng quan lại như
thời Lê.
Luật pháp: tiếp tục thực hiện
Quốc triều hình luật (có bổ sung)
Quân đội: gồm
+ Quân thường trực (tam phủ),
tuyển chọn chủ yếu ở Thanh Hoá
+ Ngoại binh: tuyển từ 4 trấn
Quanh kinh thành.
Đối ngoại: hoà hiếu với nhà
Thanh
Về cơ bản bộ máy Nhà nước
giống Lê sơ. Quyền lực nằm trong
tay chúa Trịnh.
4. Chính quyền Đàng Trong
Thế kỉ XVII lãnh thổ Đàng Trong
được mở rộng từ Nam Quảng
bình đến Nam Bộ ngày nay.
Tổ chức bộ máy chính quyền

Quân đội: là quân thường trực,
tuyển theo nghĩa vụ, trang bị vũ
khí đầy đủ.
Tuyển chọn quan lại bằng nhiều
cách: dòng dõi, đề cử, học hành.

- 1774 chúa Nguyễn Phúc Khoát
xưng vương thành lập chính
quyền Trung ương nhưng chưa
hoàn chỉnh
Nhiệm vụ HS: Đọc SGK và làm nhiệm vụ theo phiếu học tập
Thời gian: 5 phút. Yêu cầu:
Khoanh tròn duy nhất một chữ cái đứng đầu câu em cho là đúng.
Trả lời câu hỏi
Lưu ý: 5 em hoàn thành đầu tiên sẽ được ưu tiên chấm điểm
Câu 1 : Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
1. Nhà Lê sơ bị khủng hoảng và suy sụp trong hoàn cảnh:
A. khi lên nắm chính quyền vua Lê Tương Dực không quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi sa đoạ.
B. các quan lại địa chủ lợi dụng nhà vua không quan tâm đến triều chính nên ra sức chiếm đoạt ruộng đất và hành sách nhân dân.
C. một số thế lực phong kiến lợi dụng tình hình rối loạn của đất nước, ra sức tranh chấp quyền hành.
D. tất cả các hoàn cảnh trên.
2. Trong những năm đầu thành lập, nhà Mạc đã xây dựng chính quyền:
A. Theo mô hình của nước Đại Việt thời Lý- Trần.
B. Theo mô hình cũ của nhà Lê sơ.
C. Giữ nguyên bộ máy quan lại của nhà Lê sơ
D. Theo mô hình của nhà Minh.
3. Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng trong và Đàng ngoài là:
A. sông Gianh
B. sông Giang
C. sông Hiền Lương
D.sông Bến Hải

Câu 2: Em hãy so sánh tổ chức chính quyền ở Đàng Ngoài và Đàng Trong?
Giống nhau
Khác nhau
Thông tin phản hồi
Câu 1:
D
B
A
Câu 2:
- Giống nhau:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Thu Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)