Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thoa | Ngày 10/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Chương iii.
Việt nam từ thế kỷ xvi- xviii
Bài 21. tiết 27.
những biến đổi
của nhà nướcphong kiến
trong các thế kỷ xvi-xviii.
Những biến đổi của nhà nước phong kiến ở thế kỉ XVI – XVIII so với các thế kỉ trước ?

Tại sao có sự biến đổi đó?
1.SỰ SỤP ĐỔ CỦA TRIỀU LÊ SƠ. NHÀ MẠC ĐƯỢC THÀNH LẬP
Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc thành lập
* Đầu thế kỉ XVI nhà Lê lâm vào khủng hoảng suy yếu:
Nguyên nhân: Vua sa đọa, không lo triều chính.
Biểu hiện:
+Quan lại, địa chủ hoành hành , sách nhiễu nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.
+ Nhân dân nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi
+ Một số thế lực phong kiến họp quan tranh chấp quyền lực. Tiêu biểu là thế lực của Quốc công thái phó Mạc Đăng Dung.
- Năm 1527, nhận thấy sự suy sụp của nhà Lê sơ Mạc đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi lập ra nhà Mạc
b. Các chính sách của nhà Mạc
Xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.
Tổ chức thi cử đều đặn.
Xây dựng quân đội mạnh.
Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
=> Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định đất nước.
c. Khó khăn của nhà Mạc
- Sự chống đối của các cựu thần nhà Lê
Sự đe doạ xâm lược của nhà Minh.
Trong hoàn cảnh đó nhà Mạc lúng túng thần phục nhà Minh => Nhân dân phản đối, nhà Mạc bị cô lập
Các đời vua triều Mạc
2. Đất nước bị chia cắt.
a) Nam- Bắc triều:
Một số cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim lập triều đình Lê ở Thanh Hoá - sử gọi là Nam triều
Nhà Mạc ở Thăng Long gọi là Bắc triều.
Chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra ( còn gọi là chiến tranh Trịnh- Mạc) từ năm 1546 đến 1592 cơ bản chấm dứt. Nhà Mạc rút lên cố thủ ở Cao bằng . Đến năm 1677 thì bị tiêu diệt
b) Đàng Trong- Đàng Ngoài
1545, Nguyễn Kim chết, quyền hành rơi vào tay con rể là Trịnh Kiểm. 1599, Trịnh Tùng bắt vua Lê phong tước Vương , từ dó con cháu thế tập xưng vương. Nhân dân quen gọi là chúa .
-1558, Nguyễn Hoàng, con trai Nguyễn Kim xin được vào trấn đất Thuận Hóa, xây dựng lực lượng cát cứ gọi là chúa Nguyễn.
Từ 1627-1672, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra liên miên, không phân thắng bại, 2 bên lấy Sông Gianh (Quảng Bình) chia đất nước thành : Đàng Ngoài – Đàng Trong
Nguyên nhân của sự chia cắt đất nước thế kỷ XVI- XVIII?
Sự suy yếu của chính quyền trung ương ( nhà Lê )
Sự nổi dậy cát cứ, tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến ( Mạc, Nguyễn, Trịnh, ).
3. Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài
Hoạt động nhóm của học sinh

Yêu cầu: Trên cơ sở quan sát Sơ đồ bộ máy nhà nước Đàng Ngoài và Hình 43 trang 109 SGK ( Phủ chúa Trịnh), em hãy nhận xét về bộ máy nhà nước thời Lê - Trịnh.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG Ở ĐÀNG NGOÀI
TRIỀU ĐÌNH
VUA LÊ
PHỦ
CHÚA TRỊNH
(PHỦ LIÊU)
lỤC BỘ
QUAN VĂN
QUAN VÕ
SÁU PHIÊN
TAM TY - TRẤN
TRI PHỦ - HUYỆN, PHỦ
XÃ TRƯỞNG
Nhận xét
Nhà nước Đàng Ngoài có 2 chính quyền : Vua Lê – chúa Trịnh
Triều đình vua Lê vẫn tổ chức như cũ ( 6 bộ), phủ chúa có 2 ban Văn - Võ
Quyền lực thực nằm trong tay chúa Trịnh, vua Lê chỉ còn là danh nghĩa ( bù nhìn). Chúa đặt 6 phiên để chỉ đạo hoạt động của 6 bộ.
Các đời chúa trịnh
4. CH�NH QUY?N ? D�NG TRONG
Các đời chúa nguyễn
BÀI TẬP
Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền ở Đàng Ngoài và Đàng Trong, so sánh và nhận xét.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Thoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)