Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII

Chia sẻ bởi Lê Thị Thu Thảo | Ngày 10/05/2019 | 85

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Chào Mừng Quý Thầy Cô
và Các Em Học Sinh !!!
THPT BÀU BÀNG
KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1: Em hãy trình bày tình hình tư tưởng, tôn giáo nước ta trong các thế kỷ X – XV ?
Chương III:
VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII

Tiết 27 - Bài 21:
NHỮNG BIẾN ĐỔI
CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ, nhà Mạc thành lập
a. Sự sụp đổ của nhà Lê. Nhà Mạc thành lập
- Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.
Nguyên nhân dẫn tới sự suy yếu của nhà Lê ?
+ Các vua Lê không còn quan tâm đến việc triều chính và đời sống của nhân dân.
+ Các thế lực phong kiến nổi dậy đánh nhau, tranh chấp quyền lực. Mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.
+ Quan lại, địa chủ ở địa phương ra sức chiếm đoạt ruộng đất.
1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ, nhà Mạc thành lập
a. Sự sụp đổ của nhà Lê. Nhà Mạc thành lập
Quê ở làng Cổ Trai (Nghi Dương – Hải Phòng), xuất thân từ nghề đánh cá, sau thi đỗ lực sĩ được tuyển vào đội quân Túc vệ. Dựa vào công lao đánh dẹp các thế lực phong kiến được nên được phong lên chức Thái phó, rồi Tiết chế chỉ huy 13 đạo quân thủy bộ.
Hình ảnh:
Chân dung Mạc Đăng Dung
=> Năm 1527 Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi lập triều Mạc.
Sự sụp đổ của triều Lê sơ, nhà Mạc thành lập
b. Chính sách của nhà Mạc:
Sau khi nhà Mạc lên cầm quyền đã thi hành chính sách gì?
Tượng Chân dung
Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491–1585)
Sự sụp đổ của triều Lê sơ, nhà Mạc thành lập
b. Chính sách của nhà Mạc:
- Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.
- Tổ chức thi cử đều đặn.
- Xây dựng quân đội mạnh.
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân .
Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.
Tại sao nhà Mạc lại không được lòng dân?
Sự sụp đổ của triều Lê sơ, nhà Mạc thành lập
b. Chính sách của nhà Mạc:
Sự sụp đổ của triều Lê sơ, nhà Mạc thành lập
b. Chính sách của nhà Mạc:
Do sự chống đối của cựu thần nhà Lê và do chính sách cắt đất, thần phục nhà Minh  nhân dân phản đối.
Nhà Mạc bị cô lập.
Sự sụp đổ của triều Lê sơ, nhà Mạc thành lập
b. Chính sách của nhà Mạc:
Sự sụp đổ của triều Lê sơ, nhà Mạc thành lập
b. Chính sách của nhà Mạc:
Hình ảnh: Thành nhà Mạc ở Lạng Sơn
2. Đất nước bị chia cắt
a. Chiến tranh Nam - Bắc triều
Cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã quy tụ lực lượng chống Mạc “Phù Lê diệt Mạc”.
Nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và kết quả ?
2. Đất nước bị chia cắt
a. Chiến tranh Nam - Bắc triều
- Năm 1545 - 1592 chiến tranh Nam Bắc triều bùng nổ.
Chiến tranh Nam - Bắc triều (1545 - 1592)
2. Đất nước bị chia cắt
a. Chiến tranh Nam - Bắc triều
- Năm 1545 - 1592 chiến tranh Nam Bắc triều bùng nổ.
Kết quả, năm 1592, nhà Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại
2. Đất nước bị chia cắt
b. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn
- Sau khi chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc, một thế lực phong kiến mới của họ Nguyễn lại hình thành ở phía Nam.
Nguyên dẫn dẫn tới cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn ?
2. Đất nước bị chia cắt
b. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn
Chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra từ năm 1627 đến năm 1672, cuối cùng không phân thắng bại.
Hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới
- Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền: Đàng Ngoài (của Vua Lê – Chúa Trịnh) và Đàng Trong (của các Chúa Nguyễn).
Sông Gianh
CỦNG CỐ BÀI:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Năm 1527, vương triều Mạc được thành lập là do
A. Các tướng lĩnh trong triều Lê sơ đã suy tôn Mạc Đăng Dung lên làm vua.
B. Vua Lê tự nguyện nhừơng ngôi cho Mạc Đăng Dung.
C. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi.
D. Nhà Minh ép vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung.
Câu 2. Trong những năm đầu thành lập, nhà Mạc đã xây dựng chính quyền theo mô hình nào?
A. Theo mô hình nhà nước thời Lý – Trần
B. Theo mô hình cũ của triều Lê sơ
C. Giữ nguyên bộ máy quan lại của triều Lê sơ
D. Theo mô hình của nhà Minh ở Trung Quốc
Câu 3. Cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến ở nước ta, kéo dài trong gần 50 năm của thế kỉ XVII là ?
A. Chiến tranh Nam – Bắc triều
B. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn
C. Chiến tranh 50 năm
D. Chiến tranh Lê – Trịnh – Nguyễn
Câu 4: Vì sao những người ủng hộ nhà Lê trước đây có điều kiện thuận lợi để tập hợp lực lượng chống đối nhà Mạc?
A. Nhà Mạc vẫn tiếp tục xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.
B. Do nhà Mạc suy yếu, nội bộ chia rẽ.
C. Do nhà Mạc không đề ra được chính sách kinh tế hợp lí dẫn đến khủng hoảng.
D. Do nhà Mạc cắt đất thần phục nhà Minh gây nên sự bất bình trong quan lại và nhân dân.
Câu 5: Cuộc khủng hoảng chính trị ở nước ta vào đầu thế kỷ XVI đã
A. dẫn đến cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ.
B. dẫn đến cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ.
C. tạo điều kiện cho quân Minh tiến hành xâm lược nước ta.
D. làm triều Lê sơ sụp đổ.
Câu 6. Vì sao nhà Mạc không còn nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của nhân dân?
A. Thần phục các nước Phương Nam.
B. Cắt đất thần phục nhà Minh của Trung Quốc.
C. Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
D. Gây chiến tranh với Lào và Chân Lạp.
Câu 2. Vì sao Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa?
A. Tránh xung đột Nam – Bắc triều
B. Tập hợp nhân dân khai hoang
C. Tránh âm mưu ám hại của họ Trịnh
D. Để xây dựng lực lượng chống Bắc triều.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
QUÝ THẦY, CÔ ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 10A7
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thu Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)