Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII

Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Hằng | Ngày 10/05/2019 | 104

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG III:
VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
TIẾT 27 – BÀI 21:
NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII
Tiết 27 - Bài 21:
NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII
NỘI DUNG BÀI HỌC HÔM NAY
1. SỰ SỤP ĐỔ CỦA TRIỀU LÊ SƠ. NHÀ MẠC THÀNH LẬP:
2. ĐẤT NƯỚC BỊ CHIA CẮT:
3. NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở ĐÀNG NGOÀI: (SGK)
4. CHÍNH QUYỀN Ở ĐÀNG TRONG: (SGK)
1. SỰ SỤP ĐỔ CỦA TRIỀU LÊ SƠ. NHÀ MẠC ĐƯỢC THÀNH LẬP:
a. Sự sụp đổ của triều Lê sơ:
- Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp:
+ Các vua Lê như: Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính và đời sống của nhân dân.
+ Quan lại, địa chủ ở địa phương ra sức chiếm đoạt ruộng đất.
+ Đời sống nhân dân cực khổ nên họ đã vùng dậy đấu tranh.
+ Một số thế lực phong kiến cũng hợp quân, đánh nhau. Mạnh hơn cả là thế lực của Mạc Đăng Dung.
b. Sự thành lập nhà Mạc:
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê phải nhường ngôi và lập ra nhà Mạc.
- Thay thế nhà Lê sơ, nhà Mạc đã thực hiện một số chính sách:
+ Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê sơ.
+ Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
+ Tổ chức lại quân đội.
 Những chính sách trên của nhà Mạc đã bước đầu ổn định lại tình hình đất nước.
Kinh đô của nhà Mạc
Phía Nam:
Các quan lại cũ của nhà Lê sơ nổi dậy chống lại nhà Mạc
Lược đồ nước ta thời kì
Nam triều – Bắc triều
Phía Bắc:
Giặc Minh đem quân tiến sát biên giới, đe dọa xâm lược nước ta.
Khó khăn của nhà Mạc
b. Sự thành lập nhà Mạc:
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê phải nhường ngôi và lập ra nhà Mạc.
- Thay thế nhà Lê sơ, nhà Mạc đã thực hiện một số chính sách:
+ Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê sơ.
+ Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
+ Tổ chức lại quân đội.
 Những chính sách trên của nhà Mạc đã bước đầu ổn định lại tình hình đất nước.
-- Dâng sổ sách và chịu thần phục nhà Minh

nhân dân mất lòng tin.
2. ĐẤT NƯỚC BỊ CHIA CẮT:

Hoạt động nhóm (5 phút):
Nhóm 1,2: chiến tranh Nam – Bắc triều
Nhóm 3,4: chiến tranh Trịnh - Nguyễn
Dựa vào SGK hoàn thành bảng kiến thức sau
Thảo luận: Hậu quả của tình hình đất nước bị chia cắt là gì?
Chiến tranh Nam - Bắc triều (1545 - 1592)
Bản đồ nước ta năm 1650
Thế lực nhà Mạc còn sót lại. Đến năm 1677 mới sụp đổ hoàn toàn
Bản đồ nước ta năm 1650
Nguồn: https://vi.wikipedia.org
Thế lực của
Vua Lê – Chúa Trịnh
Thế lực của
Chúa Nguyễn
Sông Gianh
2. ĐẤT NƯỚC BỊ CHIA CẮT:

Hậu quả
Đất nước bị chia cắt, chiến tranh liên miên.
Đời sống nhân dân cực khổ
Kinh tế, chính trị xã hội đất nước chậm phát triển
Gây tâm lý chia rẽ, chia cắt vùng miền ảnh hưởng đến quá trình thống nhất đất nước.
Tiết 27 - Bài 21:
NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII
1. SỰ SỤP ĐỔ CỦA TRIỀU LÊ SƠ. NHÀ MẠC THÀNH LẬP:
2. ĐẤT NƯỚC BỊ CHIA CẮT:
3. NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở ĐÀNG NGOÀI: ( đọc thêm SGK)
4. CHÍNH QUYỀN Ở ĐÀNG TRONG: (đọc thêm SGK)
Củng cố
Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của triều Lê sơ?
Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền hành.
Nông dân nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.
Các vua nhà Lê không quan tâm đến triều chính.
Giặc Minh lăm le xâm lược.
ĐÁP ÁN : D
Câu 2. Tình trạng chia cắt đất nước trong các thế kỉ XVI-XVIII, thực chất là

sự chia cắt về mặt lãnh thổ.
sự hình thành 2 quốc gia riêng biệt
sự chia cắt về lãnh thổ với 2 chính quyền riêng biệt
sự hình thành 2 nhà nước.

ĐÁP ÁN : C
Câu 3. Gianh giới phân chia đất nước thành Đàng Trong và Đàng ngoài là con sông nào, thuộc tỉnh nào?
Sông Gianh - Quảng Bình
Trà Khúc- Quảng Ngãi
Sông Hương -Thừa Thiên Huế
Sông Bến Hải - Quảng Trị
ĐÁP ÁN : A
Vận dụng
Bài tập về nhà:
HS trả lời câu hỏi viết trong khoảng 15 đến 20 dòng, nộp bài và trình bày vào tiết sau.
Trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XX có mấy lần đất nước ta bị chia cắt? Trình bày những hiểu biết của em về những lần đó. Rút ra một quy luật trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam?
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
QUÝ THẦY, CÔ ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ LỚP
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thu Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)