Bài 21. Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu | Ngày 11/05/2019 | 117

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong thuộc Công nghệ 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 27. Bài 21
NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
CÔNG NGHỆ 11
GV NGUYỄN THỊ THU
LỚP 11A1
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Điểm chết của pittông

Quan sát mô phỏng chuyển động của piston, em hãy cho biết piston chuyển động ntn?
- Điểm chết của pittông là vị trí mà tại đó pittông đổi chiều chuyển động.
Như vậy có hai loại điểm chết:
+ Điểm chết trên (ĐCT)
+ Điểm chết dưới (ĐCD)
Em hãy cho biết piston đổi chiều tại mấy điểm? Là những điểm nào?
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2. Hành trình của pittông
- Là quãng đường pittông đi được giữa hai điểm chết. Kí hiệu là S
S
Khi pittông đi được một hành trình thì trục khuỷu quay được bao nhiêu vòng? (Hay quay được một góc bao nhiêu độ?)
- Khi pittông đi được một hành trình thì trục khuỷu quay được nửa vòng (180 độ).
R
- Gọi R là bán kính quay của trục khuỷu thì:
S = 2R
3. Thể tích toàn phần
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Em hãy cho biết thể tích toàn phần được giới hạn bởi những chi tiết nào? Vị trí của các chi tiết?
- Là thể tích Xilanh giới hạn bởi nắp máy, xilanh và đỉnh pittông khi pittông ở ĐCD.
- Kí hiệu: Vtp (Cm3 hoặc lít)
VTP
4. Thể tích buồng cháy
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Em hãy cho biết thể tích buồng cháy được giới hạn bởi những chi tiết nào? Vị trí của các chi tiết?
- Là thể tích Xilanh giới hạn bởi nắp máy, xilanh và đỉnh pittông khi pittông ở ĐCT.
- Kí hiệu: Vbc (Cm3 hoặc lít)
Vbc
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
5. Thể tích công tác
Em hãy cho biết thể tích công tác được giới hạn bởi những chi tiết nào?
- Là thể tích Xilanh giới hạn bởi hai điểm chết.
- Kí hiệu: Vct (Cm3 hoặc lít)
Vct
S
D
- Công thức tính Vct:
- Mối liên hệ giữa Vtp, Vct và Vbc:
Vtp = Vct + Vbc
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
6. Tỉ số nén
Em hãy cho biết tỉ số nén là gì?
- Là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy.
- Công thức tính:
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
7. Chu trình làm việc của động cơ
Nạp
Nén
Nổ
Xả
- Tổng hợp 4 quá trình Nạp, Nén, Nổ, Xả (Nạp, Nén, Cháy - giãn nở và thải) gọi là chu trình công tác của động cơ
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
8. Kỳ
- K? l� m?t ph?n c?a chu trỡnh di?n ra trong m?t h�nh trỡnh c?a pittụng
- D?ng co 4 k?: Trong m?t chu trỡnh cụng tỏc pittụng th?c hi?n du?c 4 h�nh trỡnh
- Động cơ 2 kỳ: Trong một chu trình công tác pittông thực hiện được 2 hành trình
1. Nguyên lý làm việc của động cơ Điêzen 4 kỳ
II. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ 4 KỲ
Piston Chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD nhờ TK
- Xupap nạp mở.
- Xupap thải đóng
Thể tích xilanh tăng, áp suất xilanh giảm, không khí vào xilanh qua cửa nạp nhờ chênh áp.
- Kết thúc kì nạp trục khuỷu quay được 180 độ.
1. Nguyên lý làm việc của động cơ Điêzen 4 kì
II. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ 4 KÌ
Piston Chuyển động từ ĐCD lên ĐCT nhờ TK dẫn động.
- Hai Xupap đều đóng.
- Thể tích xilanh giảm, áp suất và nhiệt độ không khí trong xilanh tăng.

Cuối kỳ nén Vòi phun phun nhiên liệu với áp suất cao vào buồng cháy

Kết thúc kỳ nén, trục khuỷu quay được 360 độ.
1. Nguyên lý làm việc của động cơ Điêzen 4 kì
II. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ 4 KÌ
Piston Chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD nhờ lực đẩy khí cháy.
- 2 xupap vẫn đóng kín.
- nhiên liệu được phun tơi vào buồng cháy (cuối kỳ nén) hoà trộn với khí nóng tạo thành hoà khí.
- Hoà khí có áp suất cao, nhiệt độ cao tự bốc cháy sinh ra áp suất cao đẩy pit-tông đi xuống, qua thanh truyền làm quay trục khuỷu sinh công
- Kết thúc kỳ 3, trục khuỷu quay được 540 độ.
1. Nguyên lý làm việc của động cơ Điêzen 4 kì
II. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ 4 KÌ
Piston Chuyển động từ ĐCD xuống ĐCT nhờ TK
- Xupap nạp đóng.
- Xupap thải mở
- Piston đi lên đẩy khí thải ra ngoài qua cửa thải.
- Kết thúc kỳ này trục khuỷu quay được 720 độ.
- Khi Piston đến ĐCT, xupap thải lại đóng, xupap nạp lại mở, trong xy lanh lại diễn ra kỳ 1 của chu trình mới
2. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kì
II. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ 4 KÌ
- Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kì cũng như động cơ điêzen 4 kì, chỉ khác:

Hòa khí tự bốc cháy giãn nở

Hòa khí được châm
Cháy giãn nở
Thải khí đã cháy
Không khí
- Không khí
- Vòi phun phun nhiên liệu vào Xylanh
Hỗn hợp xăng và không khí
Hỗn hợp xăng và không khí
Bugi bật tia lửa điện châm cháy hòa khí
Kỳ nào được gọi là kỳ sinh công:

CỦNG CỐ
o
Kỳ 1
o
o
o
Kỳ 2
Kỳ 3
Kỳ 4
Bạn trả lời sai rồi!
Bạn trả lời sai rồi!
Bạn trả lời sai rồi!
Chúc mừng bạn đã trả lời đúng!
CỦNG CỐ
o
Kỳ 1
o
o
o
Kỳ 2
Không có kỳ nào
Kỳ 2 và 3
Bạn trả lời sai rồi!
Bạn trả lời sai rồi!
Bạn trả lời sai rồi!
Chúc mừng bạn đã trả lời đúng!
2. Kỳ nào cả hai xupap đều đóng:
H À N H T R Ì N H P I T T Ô N G
T Ỉ S Ố N É N
T H Ể T Í C H C Ô N G T Á C
Đ I Ể M C H Ế T D Ư Ớ I
Đ I Ê Z E N
Đ I Ể M C H Ế T
Cám ơn sự theo dõi của các thầy cô và các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)