Bài 21. Môi trường đới lạnh

Chia sẻ bởi Nguyễn Thái Khang | Ngày 28/04/2019 | 92

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Môi trường đới lạnh thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

Chương IV : MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
Bài 21 : MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
KIỂM TRA BÀI CŨ :
MỤC LỤC :
1.Đặc điểm của môi trường
2.Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường
1.Đặc điểm của môi trường
Đây là đâu ?
(thuộc đới nào ?)

Vị trí của ảnh(đới lạnh):
Quan sát hình 21.1/SGK. Hãy xác định ranh giới của đới lạnh ở nửa cầu Bắc.
Quan sát hình 21.2/SGK. Hãy xác định ranh giới của đới lạnh ở nửa cầu Nam.
Quan sát hình 21.3/SGK. Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở Hon-man.
Những thông tin khác về đới lạnh :
_ Vào mùa đông, thường xuất hiện bão tuyết kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình có thể xuống đến -50oC.
_ Vào mùa hạ, Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền (128 ngày).
_ Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp băng mỏng ở trên mặt khi mùa hạ đến.

_ Ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng băng dày đến 10m. Nhiệt độ của lớp nước biển dưới băng là -7oC. Vào mùa hè, biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi.
_ Ở châu Nam Cực và đảo Grơn – len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ thành núi băng.
_ Các núi băng thường có phần dưới nước lớn hơn phần ở trên mặt nước đến 7 lần.
_ Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về Xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
_ Tác hại : Làm cản trở giao thông đường biển, gây đắm tàu (như vụ đắm tàu Ti-ta-nic cũng do va phải băng )
_ Hiện nay, Trái Đất đang nóng dần lên, băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích phủ băng bị thu hẹp, nước biển dâng cao.
_ Biện pháp : Giảm ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính nhằm kiềm hãm việc băng tan chảy, bảo vệ môi trường sinh thái của các động vật ở đây.
Quan sát hình 21.4 và 21.5, so sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi.
PHẦN GHI BÀI :
_ Vị trí : Từ vòng cực đến cực ở hai nửa cầu.
_ Khí hậu : Rất khắc nghiệt
+ Mùa đông : Dài và lạnh, thường có bão tuyết.
+ Mùa hạ : Ngắn (2-3 tháng), Mặt Trời di chuyển là là ở đường chân trời suốt ngày đêm. Nhiệt độ không vượt quá 10oC.
+ Đặc điểm nổi bật :Nhiệt độ trung bình năm luôn < -10oC. Lượng mưa trung bình năm < 500mm và chủ yếu ở dạng tuyết rơi.

CỦNG CỐ KIẾN THỨC:
Câu hỏi bổ sung:
2.Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường :
 Đài nguyên là gì ?
Thực vật ở đới lạnh :
_ Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió.
_ Cây cối ở đây còi cọc, thấp lùn, mọc xen với rêu, địa y.
Động vật ở đới lạnh :
_ Các động vật có lớp mỡ dày: hải cẩu, cá voi….
_ Các động vật có lớp lông dày: gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc, bò xạ,….
_ Các động vật có bô lông không thấm nước : chim cánh cụt,….
_ Các loài vật thường sống thành đàn để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau.
Ngủ đông
Là hiện tượng thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của các động vật ở xứ lạnh trong mùa đông để bảo vệ sự sống bằng cách nằm im, không ăn uống, không hoạt động.
Di cư
Hoạt động di chuyển chỗ ở của các sinh vật từ nơi này sang một nơi khác.
_Cuộc sống ở đới lạnh sinh động vào mùa hạ khi cây cỏ, rêu, địa y…nở rộ và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lớp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá….
_ Người I-nuc là một dân tộc gốc châu Á sống ở Bắc Mĩ và Đông Xi-bia. Họ sống thành từng nhóm nhỏ với vài gia đình, nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với cộng đồng. Họ có ngôn ngữ, nền văn hoá và tập quán riêng từ bao đời nay.
_ Họ rất giỏi săn bắt các động vật như: gấu trắng, hải cẩu,…. Chó gắn bó với cuộc sống người I-nuc.
_ Vào mùa hạ, người I-nuc sống trong lều da thú có khung sườn bằng xương cá voi. Vào mùa đông, họ sống trong các nhà băng(gọi là I-glô) giúp chống được các trận bão tuyết.
_ Theo truyền thống, người I-nuc ăn sống thịt tuần lộc, cá voi,…nên họ có tên gọi khác là người Et-xki-mô
CỦNG CỐ KIẾN THỨC:
PHẦN GHI BÀI:
_ Thực vật:
+ Chỉ phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió.
+ Thực vật nghèo nàn, kém phát triển: Cây cối còi cọc, thấp lùn mọc xen lẫn với rêu, địa y,….
_ Động vật: Thích nghi với môi trường:
+ Các động vật có: Lớp lông dày, lớp mỡ dày, bộ lông không thấm nước.
+ Các tập tính: Sống thành đàn, ngủ đông, di cư đến nơi ấm áp
DẶN DÒ:
_ Học bài
_ Hoàn chỉnh tập bản đồ
_ Chuẩn bị: Bài 22
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thái Khang
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)