Bải 21 Lịch sử 10
Chia sẻ bởi Võ Minh Tập |
Ngày 26/04/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: Bải 21 Lịch sử 10 thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HỒ CHÍ MINH
Trường THPT Gia Định
--------------
Giáo viên hướng dẫn: Lê Minh Yến
Giáo sinh thực tập: Võ Minh Tập
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY LỚP 10
Bài 21:
NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
TRONG CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Học sinh cần nắm:
- Sự khủng hoảng rồi sụp đổ của triều Lê Sơ và sự ra đời của triều Mạc.
- Mâu thuẫn và đấu tranh lẫn nhau giữa các thế lực phong kiến dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước.
- Tình hình chính trị-xã hội giữa Đàng trong và Đàng ngoài.
2. Tư tưởng và tình cảm:
- Bồi dưỡng cho HS ý thức xây dựng và bảo vệ đất nhước thống nhất.
- Bồi dưỡng cho HS tinh thần và ý thức đoàn kết dân tộc.
3. Kỷ năng:
- Rèn luyện cho HS kỉ năng nhận định, phân tích, so sánh…các sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện kỉ năng sử dụng bản đồ.
II. THIẾT BỊ -TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Tranh ảnh có liên quan đến bài học.
- Bản đồ Việt Nam .
- Giáo trình lịch sử Việt Nam.
- Sách giáo khoa, sách tư liệu, sách giáo viên…lớp 10 mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài củ
Câu 1:Tình hình tư tưởng, tôn giáo Đại Việt thế kỉ X-XV. Vì sao triều Lê, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến Việt Nam?
Câu 2: Sự phát triển của giáo dục, văn học, nghệ thuật Đại Việt thế kỉ X-XV.Ý nghĩa của việc dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu –Quốc Tử Giám?
- Dẫn dắt vào bài mới:
Ở chương II, chúng ta đã được tìm hiểu về các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X-XV, qua đó chúng ta thấy được quá trình hình thành, phát triển của nhà nước phong kiến về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa…Sang đầu thế kỉ XVI, cuộc khủng hoảng chính tri đã làm sụp đổ triều Lê Sơ và cho ra đời một triều đại mới (nhà Mạc), tiếp sau đó diễn ra những mâu thuẫn chồng chéo, gay gắt, phức tạp đã dẫn đến nội chiến (Nam-Bắc triều), chiến tranh (Trịnh-Nguyễn) và chia cắt đất nước làm cảng trở xu thế/qui luật phát triển và tiến bộ của lịch sử dân tộc. Lịch sử ghi nhận đó là những biến đổi ta lớn của nhà nước phong kiến Đại Việt. Để hiểu được cụ thể những biến đổi đó, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài 21.
- Giáo viên viết tiêu đề lên bảng.
IV. TỔ CHỨC DAY-HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản HS cần nắm
.- GV nhắc lại: Triều đại nhà Lê được đánh giá là một triều đại thịnh trị trong lích sử PK Việt Nam (về chính trị, văn hóa, giáo dục…). Song sang thế kỉ XVI nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy sụp.
-Sau đó GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân nào thế kỉ XVI nhà Lê lại suy yếu? Biểu hiện của sự suy yếu đó.
-GV theo dõi HS trả lời và nhận xét, bổ sung, kết luận.
Nguyên nhân suy sụp: Năm 1504, vua Lê Hiến Tông băng, Lê Uy Mục lên kế vị (1505-1509) cùng với bộ máy quan lại ăn chơi, sa đoạ. Vua khi uống ruợu say thì giết chết cả cung nữ, tính tình hung hãng đến nỗi một viên sứ thần Trung Quốc gọi cho cái tên là “vua quỷ”. Sau đó, Lê.U.Mục bị giết, Lê Tương Dực lên thay cũng theo kiểu “ngựa quen đường cũ”, người đời gọi là “vua lợn”.
-Về các thế lực phong kiến nổi lên chống lại nhà Lê, nổi lên nhân vật Mạc Đăng Dung. GV tạo biểu tượng về nhân vật này cho HS hiểu.
-Về triều Mạc sự thay thế triều đại triều Lê:
GV ra câu hỏi cho HS trả lời: em có nhận xét gì về sự thay thế này? Vì sao?
-Sau đó GV phân tích rõ, sự thay thế này là một tất yếu lịch sử dân tộc.
Sau khi nhà Mạc được thành lâp, đã tiến hành thực thi những chính sách để ổn định và phát triển đất nước.
-GV trình bày những biểu hiện (về chính quyền, kinh tế, luật pháp, quân đội, ngoại giao) cho HS nắm rõ.
Trong các chính sách đó, thì về xây dựng chính quyền thì GV nhấn mạnh là có sự kế thừa từ thời Lê Sơ (có giải thích
Trường THPT Gia Định
--------------
Giáo viên hướng dẫn: Lê Minh Yến
Giáo sinh thực tập: Võ Minh Tập
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY LỚP 10
Bài 21:
NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
TRONG CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Học sinh cần nắm:
- Sự khủng hoảng rồi sụp đổ của triều Lê Sơ và sự ra đời của triều Mạc.
- Mâu thuẫn và đấu tranh lẫn nhau giữa các thế lực phong kiến dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước.
- Tình hình chính trị-xã hội giữa Đàng trong và Đàng ngoài.
2. Tư tưởng và tình cảm:
- Bồi dưỡng cho HS ý thức xây dựng và bảo vệ đất nhước thống nhất.
- Bồi dưỡng cho HS tinh thần và ý thức đoàn kết dân tộc.
3. Kỷ năng:
- Rèn luyện cho HS kỉ năng nhận định, phân tích, so sánh…các sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện kỉ năng sử dụng bản đồ.
II. THIẾT BỊ -TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Tranh ảnh có liên quan đến bài học.
- Bản đồ Việt Nam .
- Giáo trình lịch sử Việt Nam.
- Sách giáo khoa, sách tư liệu, sách giáo viên…lớp 10 mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài củ
Câu 1:Tình hình tư tưởng, tôn giáo Đại Việt thế kỉ X-XV. Vì sao triều Lê, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến Việt Nam?
Câu 2: Sự phát triển của giáo dục, văn học, nghệ thuật Đại Việt thế kỉ X-XV.Ý nghĩa của việc dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu –Quốc Tử Giám?
- Dẫn dắt vào bài mới:
Ở chương II, chúng ta đã được tìm hiểu về các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X-XV, qua đó chúng ta thấy được quá trình hình thành, phát triển của nhà nước phong kiến về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa…Sang đầu thế kỉ XVI, cuộc khủng hoảng chính tri đã làm sụp đổ triều Lê Sơ và cho ra đời một triều đại mới (nhà Mạc), tiếp sau đó diễn ra những mâu thuẫn chồng chéo, gay gắt, phức tạp đã dẫn đến nội chiến (Nam-Bắc triều), chiến tranh (Trịnh-Nguyễn) và chia cắt đất nước làm cảng trở xu thế/qui luật phát triển và tiến bộ của lịch sử dân tộc. Lịch sử ghi nhận đó là những biến đổi ta lớn của nhà nước phong kiến Đại Việt. Để hiểu được cụ thể những biến đổi đó, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài 21.
- Giáo viên viết tiêu đề lên bảng.
IV. TỔ CHỨC DAY-HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản HS cần nắm
.- GV nhắc lại: Triều đại nhà Lê được đánh giá là một triều đại thịnh trị trong lích sử PK Việt Nam (về chính trị, văn hóa, giáo dục…). Song sang thế kỉ XVI nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy sụp.
-Sau đó GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân nào thế kỉ XVI nhà Lê lại suy yếu? Biểu hiện của sự suy yếu đó.
-GV theo dõi HS trả lời và nhận xét, bổ sung, kết luận.
Nguyên nhân suy sụp: Năm 1504, vua Lê Hiến Tông băng, Lê Uy Mục lên kế vị (1505-1509) cùng với bộ máy quan lại ăn chơi, sa đoạ. Vua khi uống ruợu say thì giết chết cả cung nữ, tính tình hung hãng đến nỗi một viên sứ thần Trung Quốc gọi cho cái tên là “vua quỷ”. Sau đó, Lê.U.Mục bị giết, Lê Tương Dực lên thay cũng theo kiểu “ngựa quen đường cũ”, người đời gọi là “vua lợn”.
-Về các thế lực phong kiến nổi lên chống lại nhà Lê, nổi lên nhân vật Mạc Đăng Dung. GV tạo biểu tượng về nhân vật này cho HS hiểu.
-Về triều Mạc sự thay thế triều đại triều Lê:
GV ra câu hỏi cho HS trả lời: em có nhận xét gì về sự thay thế này? Vì sao?
-Sau đó GV phân tích rõ, sự thay thế này là một tất yếu lịch sử dân tộc.
Sau khi nhà Mạc được thành lâp, đã tiến hành thực thi những chính sách để ổn định và phát triển đất nước.
-GV trình bày những biểu hiện (về chính quyền, kinh tế, luật pháp, quân đội, ngoại giao) cho HS nắm rõ.
Trong các chính sách đó, thì về xây dựng chính quyền thì GV nhấn mạnh là có sự kế thừa từ thời Lê Sơ (có giải thích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Minh Tập
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)