Bài 21 đến 23

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Sơn | Ngày 24/10/2018 | 81

Chia sẻ tài liệu: Bài 21 đến 23 thuộc Excel

Nội dung tài liệu:

Tiết: …… Ngày soạn: ………/……/2009 GV: Nguyễn Hoàng Sơn

§21. THAO TÁC VỚI DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH

MỤC TIÊU:
Kiến thức:
HS biết các thao tác chỉnh sửa, sao chép và di chuyển dữ liệu trên trang tính;
HS hiểu được tầm quan trọng của địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối trong sao chép công thức.
2. Kỹ năng:
Thực hiện các thao tác chỉnh sửa dữ liệu trong ô tính;
Thực hiện các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu.
3. Thái độ: Tích cực phát biểu, chuẩn bị bài chu đáo.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, một số ví dụ liên hệ bài học.
HS: Đọc trước bài ở nhà và tích cực trả lời câu hỏi do GV đưa ra hoặc đặt ra thắt mắc cho GV giải đáp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ



Mục tiêu 1: khắc sâu kiến thức đã học ở bài trước.
Tiến hành: ổn định lớp, kiểm tra sỉ số, kiểm tra bài cũ.
Tiểu kết: khắc sâu kiến thức.


HS trả bài trước toàn thể lớp.
+ HS đánh giá kết quả.
+ HS nhận xét chung.

Hoạt động 2: Xóa, sửa nội dung ô tính


Thao tác
Cách thực hiện

Xóa dữ liệu trong ô hay khối.
Chọn ô hay khối đó và nhấn Delete.

Sửa đổi dữ liệu trong ô.
Nháy đúp và sửa (hoặc sửa trên thanh công thức) hoặc nháy chuột chọn ô sau đó nhấn phím F2.

Lưu ý: Phím ESC và nút lệnh Undo  giúp khôi phục lại trạng thái trước đó.

Khi dữ liệu nhập vào trang tính bị sai, ta sẽ làm gì?
Các bước thực hiện như thế nào?
Với chương trình bảng tính, có thể sử dụng các công cụ biên tập để thực hiện các chỉnh sửa cần thiết mà không cần tạo lại toàn bộ trang tính.
Khi chọn 1 ô có dữ liệu và nhập dữ liệu mới vào từ bàn phím, dữ liệu đã có bị xóa và dữ liệu mới được lưu vào ô được chọn.


+ Xóa bỏ hoặc sửa chữa lại.
+ HS trả lời.

Hoạt động 3: Sao chép và di chuyển

Sao chép hoặc di chuyển dữ liệu:
Tương tự như soạn thảo văn bản, các lệnh dùng là Copy (Sao chép), Cut (Cắt) và Paste (Dán).
Hoặc thao tác kéo thả chuột.






Sao chép hoặc di chuyển công thức:
a. Sao chép:
VD: Trong ô D2 có hàm =Sum(B2,C2), khi sao chép sang ô D3 ta sẽ có hàm =Sum(B3,C3).
QT1: Khi sao chép công thức (hoặc hàm) trong 1 ô có các địa chỉ tương đối của ô (hay khối) khác, trong công thức ở ô đích, các địa chỉ đó được điều chỉnh để giữ nguyên vị trí tương đối so với ô đích.
b. Di chuyển:
QT2: Khi di chuyển công thức (hoặc hàm) trong 1 ô (hay khối), các địa chỉ trong công thức sẽ được giữ nguyên mà không bị điều chỉnh lại.

Trong CT bảng tính, chúng ta có thể sao chép, di chuyển dữ liệu trong 1 ô tính hay 1 khối sang các ô tính khác hay không?
Trong CT soạn thảo văn bản, các em đã được học các lệnh nào dùng cho việc sao chép và di chuyển?
Các bước thực hiện thao tác sao chép trên bảng tính?
Cách sao chép và di chuyển này thống nhất trong mọi chương trình tạo nên sự thuận lợi cho người sử dụng.
Những điều cần chú ý khi sao chép và di chuyển dữ liệu?

Nếu chúng ta cần sao chép công thức hoặc hàm có chứa địa chỉ các ô (hay khối) khác thì kết quả sẽ giống hay khác so với nội dung sao chép?
Đọc Quy tắc 1 cho HS ghi.



Nếu di chuyển công thức hoặc hàm có chứa địa chỉ ô (hay khối), nội dung ở ô đích được giữ nguyên.

+ HS trả lời.


+ HS nhớ lại kiến thức cũ.

+ HS trả lời.
+ HS nhận ra điều này.

+ HS trả lời.


+ HS trả lời là giống, một vài cá nhân trả lời khác nhưng không biết cách giải thích.

Hoạt động 4: Địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ hỗn hợp

Địa chỉ tương đối:

VD: A1, D9, B2:C5, …

Địa chỉ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)