Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Chia sẻ bởi Tống Kim Ngân | Ngày 24/10/2018 | 68

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Thành phố Hiroshima trước và sau ngày
6/8/1945.
Đâu là nguyên nhân?Sự Kiện gì đã xảy ra?


Vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố HIROSHIMA_
Nhật Bản (6/8/1945)

HIROSHIMA TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2
Là thành phố quan trọng cả về mặt quân sự lẫn công nghiệp.
Là căn cứ hậu cần của quân đội Nhật.
Không có tù binh chiến tranh.
Là mục tiêu số 1 của Mĩ trong nhiệm vụ tấn công nguyên tử.
Nổ bom
Xuất phát :North Field_căn cứ không quân ở Tây Thái Bình Duơng.
Thực hiện :chiếc B_29 ‘Enola Gay’ của phi đoàn 509.

Cơ trưởng :đại tá PAUL TIBBETS



Quả bom nguyên tử: ‘LITTLE BOY’

Ảnh về Tibbets
nghỉ hưu năm 1966.
Vừa qua đời tại Mỹ
(1/11/2007)
Lúc 8h15(giờ Hiroshima) ngày 6/8/1945,chiếc Enola Gay thả quả bom nguyên tử trên bầu trời Hiroshima.




Quả bom nổ cách mặt đất 600m với đương lượng nổ 13 kiloton.
Diện tích cháy:4,4 km vuông.
Sức nóng:4000 độ C.
Hậu Quả
Ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người(trong đó có 2000 người Mỹ gốc Nhật và 1000 công dân Mỹ).
65% trong số đó là trẻ em dưới 10 tuổi.
90% nhà cửa bị hư hại.
Đầu tháng 12/1945,hàng ngàn người chết bởi bị thương,nhiễm độc, đưa tổng số tử vong lên 140.000.
Những người chịu hậu quả
trực tiếp
Những người sống sót sau thảm hoạ được gọi là: ‘Hibakusha’(những người bị ảnh hưởng của vụ nổ nguyên tử).
Đến năm 2005,vẫn còn 266000 hibakusha ở Nhật.
Họ và con cháu bị phân biệt đối xử thậm tệ do phần lớn dân chúng thiếu hiểu biết về phóng xạ,cho rằng có thể lây nhiễm hoặc di truyền.

Họ bị sa thải khỏi các nhà máy.
Phụ nữ không bao giờ lấy được chồng do sợ đẻ ra quái thai.
Đàn ông cũng chung số phận.
Hình ảnh _
bằng chứng lịch sử sống động nhất.
Những xác người cháy rụi xếp thành đống, những thi thể lập lờ trên mặt nước đặc quánh… trên nền một thành phố đã bị san thành bình địa, đây đó vẫn còn những đám khói bốc lên. Những hình ảnh đó có thể coi là ghê rợn, khiến nhiều người cảm thấy ngạt thở khi xem chúng.
Cảnh hoang tàn _
không một bóng người
Một khu vực rộng lớn bị san bằng
Xác người ngổn ngang,chất đống.
Toàn bộ khối đá bậc thềm một ngân hàng ở Hiroshima sau khi quả bom ném xuống được trưng bày trong bảo tàng. Chuyện kể rằng có một người mẹ đang ngồi ở bậc thềm này đợi ngân hàng mở cửa thì bom rơi. Toàn bộ cơ thể của người phụ nữ đã bị biến thành tro bụi trong nháy mắt.
Những vết rạn chân chim hằn in trên mặt cầu Yorozuyo, nằm cách tâm bom chừng nửa km về phía tây nam.



Những gì còn lại của một cơ thể sống - mấy giây trước vẫn còn ngồi nhẩn nha ngay gần trung tâm vụ nổ - giờ chỉ là những đường nét dáng hình hằn in trên tường đá.


Sự đau đớn về thể xác của
con người
Trẻ em, phụ nữ tê liệt trong đúng các tư thế sinh hoạt thường ngày, lục phủ ngũ tạng bị luộc chín, xương cháy thành than bụi.


Số nạn nhân bỏ mạng bởi tàn dư của sóng bức xạ tiếp tục gia tăng với số lượng lớn vào nhiều ngày sau. “Sức khỏe của họ suy sụp bất ngờ. Chán ăn, rụng tóc, khắp người nổi vết lở loét màu xanh, và máu thì cứ vô cớ ồng ộc tuôn ra từ tai, mũi, họng”.

Các bác sĩ đã cố gắng tiêm vào cơ thể vitamin A liều lượng cao, nhưng hậu quả còn kinh hoàng hơn: máu bắt đầu túa ra từ những vết kim châm. Gần như không bệnh nhân nào qua khỏi.


Công trình còn sót lại.
Quả bom nổ trên cao, sức ép vụ nổ từ trên xuống chứ không từ ngang thân đã giúp cho một trong những công trình đó còn tồn tại, đó là Genbaku hay A-bomb Dome (Vòm bom nguyên tử), một kiến trúc được xây dựng năm 1915 theo thiết kế của kiến trúc sư Jan Letzel người Séc.
. Khu đất quanh phế tích này còn có tên Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima và được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới năm 1996 bất chấp phản đối của Mỹ và Trung Quốc.
Sự đầu hàng của nước Nhật
Ngày 12 tháng 8, Nhật hoàng thông báo với hoàng gia về quyết định đầu hàng của ông.
Hirohito ghi âm lời tuyên bố đầu hàng ngày 14 tháng 8 để thông báo rộng rãi toàn nước .
Trong những năm sau chiến tranh, có khoảng 40.000 binh lính Mỹ chiếm đóng Hiroshima
Thảm hoạ Hiroshima qua
báo chí,truyện,…..
Tưởng niệm 63 năm ngày Hiroshima bị ném bom
Nguyện cầu cho những nạn nhân xấu số.
Ngày nay
Cuộc chiến tranh nào cũng luôn gây ra đau thương, tang tóc và sự hủy diệt đối với loài người. Nhưng trong Thế chiến thứ II Nhật Bản là đất nước duy nhất trên Thế giới phải hứng chịu sự hủy diệt bởi bom nguyên tử. Có thể nói đó là cuộc hủy diệt kinh hoàng và tàn khốc vào bậc nhất trong lịch sử.

Tuy nhiên, sức sống và sự hồi sinh của con người cũng thật là kỳ diệu. Sau hơn 60 năm, thành phố Hiroshima của Nhật Bản không chỉ thực sự hồi sinh mà còn phát triển cực kỳ nguy nga, tráng lệ. Dưới đây là một số hình ảnh về thành phố Hiroshima (sưu tầm năm 2007)
Thông điệp hoà bình
HÃY SỐNG,
HÀNH ĐỘNG
VÌ MỘT
THẾ GIỚI
KHÔNG CHIẾNTRANH!!!

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tống Kim Ngân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)