Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV

Chia sẻ bởi Đoàn Bào Châu | Ngày 10/05/2019 | 169

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 20 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV


TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO

GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC – KĨ THUẬT
TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO
Bước sang thời kì độc lập, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo vốn được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc, có điều kiện phát triển.
Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến thống trị, được đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng vợ và tư tưởng chi phối nội dung giáo dục thi cử.
Tuy nhiên, ở các thế kỉ X-XIV, trong nhân dân ảnh hưởng của Nho giáo còn ít, đạo Phật còn giữ 1 vị trí quan trọng và rất phổ biến. Các nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc đã tham gia bàn việc nước. Vua, quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật.
Đạo giáo tuy không phổ cập nhưng hoà lẩn với các tín ngưỡng dân gian dân gian. Một số đạo quán được xây dựng
Từ cuối thế kỉ XIV, phật giáo và Đạo giáo suy dần. Thời Lê sơ, Nho giáo được chính thức nâng lên địa vị độc tôn và vị trí đó được duy trì cho đến cuối thế kỉ XIX
Số người theo đạo phật và Đạo giáo giảm bớt. Nhà nước phong kiến ban hành nhiều điều lệnh nhằm hạn chế sự phát triển cũa Phật Giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội của Nho giáo trong nhân dân.
Sự phát triển của giáo dục Nho giáo học cũng góp phần củng cố vị trí của Nho giáo

GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC – KỈ THUẬT
Giáo dục
Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành.
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hòan thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước.
Nội dung học tập được quy chế chặt chẽ
Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ba hành rõ ràng: cứ 3 năm có một kì thi Hôi, chọn Tiến sĩ.

VĂN MIẾU
Riêng thời vua Lế Thánh Tông (1460 – 1497) đã tổ chức 12 khoa thi Hội. Số người đi học ngày càng đông, dân trí do đó được nâng cao.
Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia, ghi tên Tiến sĩ.
Hàng loạt trí thức tài giỏi được đào tạo đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
Văn học
Sự phát triển giáo dục giúp góp phần phát triển văn học
Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. Từ thời Trần, văn học dân tộc ngày càng phát triển.
Hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, phú sông Bạch Đằng, Bìng Ngô đại cáo v.v… cùng nhiều tập thơ chữ Hán khác.
Thể hiện đựơc tài năng văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc.

ở thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn v.v… có nội dung ca ngợi đất nước phát triển
Nghệ thuật
Nghệ thuật cũng có những bước phát triển mới
Thế kỉ X – XIV, chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, tháp Bảo Thiên, tháp Phổ Minh được xây dựng.
Chuông, tượng cũng được đúc tạc rất nhiều.
Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hồ được xây dựng và trở thành 1 điển hình của nghệ thuật xây thành của nước ta
Xuất hiện những tác phẩm mang hoa văn độc đáo như rồng mình trơn cuộc trong lá đề, bông cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen nở…
Chùa Phổ Minh
Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, ra đời từ sớm và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.
Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trồng cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cồng v.v…. Các nghệ nhân sáng tác nhiều bản nhạc để tấu hát trong các buổi lể hội.
Ca múa được tổ chức trong các lễ hội, ngày mùa khắp các làng bản miền xuôi cũng như miền núi.
Cùng với các điệu ca, điệu múa, còn có cuộc đua tài như đấu vật, đua thuyền, đá cầu…
Khoa học kĩ thuật
Nhiều ngành khoa học kĩ thuật đạt những thành tựu có giá trị
Thời Trần, bộ Đại Việt sử kí được biên soạn
Ở các thế kỉ sau, nhiều bộ sử kí được biên soạn như Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư…được soạn thảo.
Về địa lí : Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
Về quân sự: Binh thư yếu lược.
Về chính trị : Thiên Nam dư hạ.
Về toán học : Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.
Nhu cầu quốc phòng tạo điều kiện để chế tạo súng thần cơ và các thuyền chiến có lầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Bào Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)