Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV

Chia sẻ bởi Dặng Thị Diễm Hương | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 20:

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X-XV

I- TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO

-Thế kỉ X-XV Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc có điều kiện phát triển rất mạnh mẽ
Phật giáo

- Thời Lí, Trần Phật giáo được phổ biến rộng rãi.
Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, phổ biến trong nhân dân.
- Các nhà sư được triều đình tôn trọng và tham gia bàn việc nước.
- Sang thời Lê Sơ Phật giáo bịhạn chế và thu hẹp.

Theo các bạn đây là chùa gì?
Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu

Tượng Pháp Vân ở Chùa Dâu Tượng Bà Trắng ở chùa Dâu

Nho giáo có nguồn gốc từ đâu? Do ai sáng lập?
-Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Nho giáo lúc đầu chưa phải là tôn giáo. Sau này được Đổng Trọng Thư đã dùng thuyết âm dương ngũ hành cùng thần học để biện hộ và lí giải các học thuyết của Khổng Tử. Biến Nho học thành Nho giáo.
-Tư tưởng, quan điểm của Nho giáo đề cao những nguyên tắc trong quan hệ xã hội theo đạo lí “Tam cương Ngũ thường”.

Nho giáo
-Thời Lý, Trần: dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến thống trị, song không phổ biến trong nhân dân.
-Thời Lê sơ: nâng lên địa vị độc tôn và vị trí đó được duy trì cho đến cuối thế kỉ XIX. Số người theo đạo phật và Đạo giáo giảm bớt. Nhà nước hạn chế sự phát triển của Phật Giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội của Nho giáo trong nhân dân.
Sự phát triển của giáo dục Nho giáo học cũng góp phần củng cố vị trí của Nho giáo trong cuộc sống.
ĐẠO GIÁO

-Đạo giáo thâm nhập vào nước ta trong thời Bắc thuộc.
-Hòa lẫn với các tín ngưỡng dân gian và một số đạo quán
được xây dựng.



-Kết luận
Cuối thế kỉ XIV, Đạo Giáo và Phật Giáo suy tàn dần Nho Giáo chính thức nâng nên địa vị độc tôn.

II/GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC- KĨ THUẬT
Giáo dục
- Giáo dục được tôn vinh và quan tâm phát triển.
- Đào tạo hàng loạt những trí thức tài giỏi cho đất nước, dân trí ngày càng được nâng cao.

- Năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
- Năm 1075, khoa thi đầu tiên được tổ chức.

- Năm 1484, Nhà nước quyết định dựng bia tiến sĩ.

- Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng.

VĂN HỌC
- Sự phát triển giáo dục góp phần phát triển văn học.
- Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. Từ đời Trần, văn học dân tộc ngày càng phát triển.
Hàng loạt các bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như Nam Quốc Sơn Hà, Hịch Tướng Sĩ, Bạch Đằng Giang Phú, Bình Ngô Đại Cáo...
- Thế kỉ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát
triển.
-Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước,tự hào dân tộc.
-Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.



Các tác phẩm tiêu biểu:

Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn:Sáng tác để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 .
Đây là một đoạn trong “Hịch tướng sĩ”

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.


Bình ngô đại cáo
- Được viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợitrong cuộc chiến chống quân Minh kéo dài 10 năm (1418–1427). Tác phẩm này đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt cũng như việc lấy dân làm gốc
- Bình Ngô đại cáo được người đương thời rất thán phục, coi là "thiên cổ hùng văn".

Nguyên văn chữ Hán “ Bình ngô đại cáo”
Nghệ thuật
- Kiến trúc thế kỉ X – XV theokhuynh hướng Phật Giáo và
Nho giáo.
- Nghệ thuật sân khấu, ca múanhạc mang đậm tính dân tộc
truyền thống.


Chùa một cột( Diên Hựu)









.

Tháp chùa Phổ Minh Tháp Báo Thiên

Điện Kính Thiên
Chùa Dạm( Bắc Ninh)
Thành nhà Hồ

Đồ án rồng thời Lý trong bố cục tròn: Rồng “thả” đầu từ trên xuống.
Khoa hoc- kĩ thuật

CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dặng Thị Diễm Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)