Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV
Chia sẻ bởi Ba Thi Xuan |
Ngày 10/05/2019 |
34
Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
*Câu 1: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thời Trần?
* Trả lời:
- Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình đoàn kết nội bộ, đoàn kết với nhân dân
-Nhà Trần được lòng dân nên cả nước góp sức đánh giặc
NỘI DUNG CHÍNH
I. Tư tưởng, Tôn giáo
II. Giáo dục - Văn học - Nghệ thuật - Khoa học kỹ thuật
1. Giáo dục
2. Văn học
3. Nghệ thuật
4. Khoa học kỹ thuật
I. TƯ TƯỞNG - TÔN GIÁO
Thế kỷ X- XV nước ta có những tôn giáo nào?
Ở thời kỳ độc lập, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển.
NHO GIÁO
- Thời Lý - Trần, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.
- Thời Lê sơ, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn.
PHẬT GIÁO
- Thời Lý - Trần: được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, sư sãi đông.
- Thời Lê Sơ: bị hạn chế, thu hẹp và đi vào trong nhân dân.
PVHS: Nhận xét về vị trí của Phật giáo ở các thế kỷ X-XV?
- Phật giáo giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta và trong triều đình phong kiến
- Thời Lý - Trần, Phật giáo đạt tới mức cực thịnh, được coi là quốc giáo.
ĐẠO GIÁO
Tuy không phổ biến nhưng hòa lẫn với tín ngưỡng dân gian.
-Bước vào thế kỷ độc lập, nhà nước phong kiến đã từng bước quan tâm đến giáo dục.
* PVHS: Sau khi đất nước giành được độc lập, các triều đại phong kiến đã quan tâm đến giáo dục như thế nào?
-1070, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu
- 1075 khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chưc ở kinh thành.
Thế kỷ XI-XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển
PVHS:Nêu tên những tác phẩm, tác giả tiêu biểu?
- Nam quốc sơn hà -Lý Thường Kiệt
- Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn
- Bặch Đằng giang phú - Trương Hán Siêu
- Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi
- Ban đầu văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo, từ thời Trần văn học dân tộc càng phát triển.
- Thế kỷ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển
NAM QUỐC SƠN HÀ
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan hủ bại hư.
Nhà sư Mãn Giác:
" Mạc vị xuân tàn hoa lạc dân
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"
Dịch thơ:
" Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước một cành mai"
Bình ngô đại cáo
" [..] Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo [.]"
"[..] Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo [.]"
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 ở kinh đô Thăng Long. Năm 1400, ông đỗ tiến sĩ. Quân Minh xâm lược, ông bị bắt và bị giam lỏng từ năm 1407. Năm 1416, Nguyễn Trãi bí mật tìm vào Lam Sơn, đến với hội thề Lũng Nhai.
Nguyễn Trãi trở thành vị quân sư đắc lực của Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi và buổi đầu xây dựng lại đất nước.
Ông được mệnh danh là nhà văn hóa lớn của Việt Nam với :"Bình Ngô đại cáo", "Ức Trai thi tập".còn lưu danh muôn đời. Ông mất năm 1442.
Nguyễn Trãi
PVHS: D?c điểm của văn học thời kỳ này?
* Đặc điểm:
- Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc
- Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp quê hương,đất nước
* KIẾN TRÚC:
PVHS: Kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu?
- Công trình chịu ảnh hưởng của Phật giáo: chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền.
- Công trình chịu ảnh hưởng của Nho giáo: thành quách, cung điện.
Chùa được xây dựng năm 1049, tên chữ là chùa "Diên Hựu" nghĩa là "Phúc lành dài lâu". Chùa được đặt trên một cột đá cao 20 mét giống như cái ngó sen, bên trên cột là ngôi chùa có hình một bông sen mọc trên mặt nước. Cùng với ao hình vuông phía dưới, ngôi chùa vươn lên cái ý niệm cao cả: "Lòng nhân ái của Phật soi tỏ thế gian".
Năm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, thực dân Pháp đã đặt mìn phá hủy chùa. Năm 1955, chùa được dựng lại nhưng qui mô nhỏ hơn nhiều so với ban đầu.
Chùa Một Cột
THÁP CHĂM
* ĐIÊU KHẮC:
PVHS: Các công trình điêu khắc tiêu biểu? Nét đặc sắc của các công trình này?
- Nhiều công trình chạm khắc, trang trí chịu ảnh hưởng của cả phật giáo và Nho giáo
- Các công trình: chạm khắc rồng, các bức phù điêu.
* NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU, CA MÚA NHẠC
PVHS: Sự phát triển của nghệ thuật sân khấu, ca múa nhạc?
- Nghệ thuật sân khấu: chèo, tuồng, múa rối nước.
- Am nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ dân tộc
- Ca múa
- Trò chơi dân gian
PVHS:Em có nhận xét gì về đời sống văn hóa của nhân dân ta thế kỷ XI-XV?
* Nhận xét:
- Văn hóa Đại việt thế kỷ X- XV phát triển phong phú và đa dạng
- Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài nhưng vẫn mang đậm tính dân tộc.
CỦNG CỐ BÀI
- Các tư tưởng , tôn giáo chủ yếu ảnh hưởng tới nền văn hoá dân tộc ta trong các thế kỷ X-XV?
- Sự phát triển của giáo dục nước ta thế kỷ X-XV?
- Vị trí của Phật giáo trong các thế kỷ X-XV?
- Nét độc đáo, tính dân tộc và tính dân gian trong lĩnh vực nghệ thuật từ thế kỷ X-XV?
DẶN DÒ
- Học bài cũ
- Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK
- Đọc trước bài mới, bài 21 "Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI - XVIII"
* NHO GIÁO
PVHS:
Nho giáo có nguồn gốc từ đâu? Do ai sáng lập? Tư tưởng cơ bản của Nho giáo là gì?
- Là một học thuyết của Khổng Tử, xuất hiện vào thời Xuân Thu- Chiến Quốc( ở Trung Quốc). Sau này được Đổng Trọng Thư hoàn thiện
- Tư tưởng cơ bản: đề cao những nguyên tắc trong quan hệ xã hội theo đạo lý: " Tam cương ngũ thường"
Tam cương: Vua -Tôi, Cha - Con, Chồng - vợ
Ngũ thường: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín
PVHS: Nho giáo du nhập vào nước ta vào thời gian nào?
Những biểu hiện của sự phát triển của Nho giáo ở nước ta?
Nho giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc, bước sang thời kỳ độc lập mới có điều kiện phát triển
Năm 1070 Lý Thánh Tông cho xây dựng văn miếu ở kinh thành, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối và 72 vị người hiền của Đạo Nho.
Cuối thế kỷ XIV, Nho giáo được chính thức nâng lên địa vị độc tôn
PVHS: Tại sao Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị nhưng lại không phổ biến trong nhân dân?
- Những quan điểm, tư tưởng của Nho giáo đã quy định một trật tự, kỷ cương, đạo đức phong kiến rất quy củ, khắt khe
- Thời Lê Sơ: chế độ QCCC đạt đến đỉnh cao Nho giáo chiếm vị trí độc tôn
- Nhân dân chỉ tiếp thu những khía cạnh đạo đức của Nho giáo
* PHẬT GIÁO
PVHS: Nguồn gốc của Phật giáo và tư tưởng chủ yếu của nó?
Đạo Phật ra đời ở Bắc Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI TCN, người sáng lập là thái tử Sidharta (Thích Ca Mâu Ni)
Tư tưởng: Học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát nỗi khổ, triết lý về quan niệm nhân sinh: từ, bi, hỉ, xả
PVHS: Phật giáo được truyền vào nước ta khi nào? Thế kỷ X-XV phát triển như thế nào?
Phật giáo được truyền vào nước ta vào đầu công nguyên.
Ngay từ thời Bắc thuộc Phật giáo đã phổ biến rộng rãi
Thời Lý- Trần, Phật giáo đạt tới mức cực thịnh:- Số lu?ng sư sãi tăng
- Các nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc tham gia bàn việc nước.
- Chùa chiền mọc lên khắp nơi.
PVHS: Việc làm năm 1070 của Lý Thánh Tông có ý nghĩa gì?
Thể hiện sự quan tâm của nhà nước phong kiến đến giáo dục và tôn vinh nghề dạy học.
PVHS: Những biểu hiện của sự phát triển giáo dục?
1075 nhà Lý mở khoa thi đầu tiên
1232 nhà Trần mở khoa thi đầu tiên của triều đại mình
1247 nhà Trần đặt lệ Tam khôi và quy định cứ 7 năm mở 1 khoa thi
Thời Lê sơ quy chế được ban hành rõ ràng.
BẢNG THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH THI CỬ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM
PVHS: Việc dựng bia tiến sĩ có ý nghĩa gì?
Có tác dụng khuyến khích học tập, đề cao những người tài giỏi của đất nước.
PVHS: Qua sự phát triển của giáo dục thế kỷ XI-XV, hãy cho biết tác dụng của giáo dục thời kỳ này?
- Đào tạo quan chức và người tài cho đất nước
- Nội dung giáo dục: chủ yếu là Thiên văn học, Triết học, Thần học, Đạo đức., hầu như không có nội dung khoa học-kĩ thuật không tạo điều kiện phát triển kinh tế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ba Thi Xuan
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)