Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV

Chia sẻ bởi Trần Quốc Đạt | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 20.
xây dựng và phát triển
văn hoá dân tộc trong các thế kỷ x-xv
1. Tư tưởng, tôn giáo.
1.1. Nho giáo
1.2. Phật giáo
1.3. Đạo giáo
2. Giáo dục, văn học, nghệ thuật,
khoa học kĩ thuật
2.1. Giáo dục
2.2. Văn học
2.3. Nghệ thuật
2.4. Khoa học
kĩ thuật
Nho Giáo
Nguồn gốc: Từ Trung Quốc.
Người sáng lập: Khổng Tử (551TCN - 479 TCN).
Tư tưởng:
Ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Tam cương : Vua - Tôi, Cha - Con, Chồng - Vợ.
Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Nhưng chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam.
Đến thời Lý, Trần Nho giáo trở thành hệ tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục, thi cử song không phổ biến trong nhân dân.
1070, Lí Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
Các Nho sĩ nổ tiếng: Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Trương Hán Siêu.
Phật giáo
Nguồn gốc: Từ ấn Độ - Khoảng thế kỉ VI TCN.
Người sáng lập: Thái tử Sidharta - Thích Ca Mầu Ni (624 TCN - 544 TCN).
Tư tưởng: Là học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát - Tứ diệu đế.
Phật giáo vào Việt Nam từ đầu công nguyên và được phổ biến rộng khắp.
Thời Lý - Trần, Phật giáo được phổ biến rộng rãi, chùa chiên được xây dựng ở khắp nơi (chùa Một Cột, chùa Dâu, Phật Tích, Báo Thiên, Phổ Minh...), sư sãi đông (Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viễn Thông, Tư Đạo Hạnh...).
Thời Lê sơ, Phật giáo bị hạn chế, thu hẹp, đi vào trong nhân dân.
Vai trò: Giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân và trong triều đình phong kiến.
Đạo giáo
Nguồn gốc: Trung Quốc - Thế kỉ II SCN
Người sáng lập: Lão Tử khởi xướng, Trang Tử hoàn thiện.
Đạo giáo tuy không phổ cập nhưng hoà lẫn với tín ngưỡng dân gian được tự do phát triển.
Các đạo sĩ nổi tiếng: Thông Huyền, Hứa Tông Đại Huyền Vân.
Một số đạo quán được xây dựng: Thái Thanh cung, Cảnh Linh cung...

Kết luận
Trong các thế kỉ X -XV, các tôn giáo Nho, Phật, Đạo được phát triển rất mạnh mẽ.
Nhìn chung, các Nhà nước Lý - Trần đã chủ trương một chính sách khoa dung hoà hợp và chung sống hoà bình giữa các tôn giáo. Đó chính là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo thịnh tồn thời kì này.
Phan Huy Chú: "Thời Lý - Trần, dù là chính đạo hay dị đoan đều được tôn chuộng, không phân biệt."
Giáo dục
1070, Văn Miếu được thành lập. Là nơi dành riêng để dạy học cho Hoàng thái tử.
1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành.
1076, nhà Lý mở trường Quốc Tử Giám.
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển.
Quy chế thi: 3 năm có một kì thi Hội, chọn Tiến sĩ.
1484, Nhà nước quyết định dựng bia ghi tên Tiến sĩ.
Văn học
Phát triển mạnh từ thời Trần, nhất là văn học chữ Hán.
Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo.
Tư thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.
Đặc điểm:
Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.
Nghệ thuật
Kiến trúc:
Theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền.
Theo hướng Nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long.
Điêu khắc: Gồm những công trình trạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.
Nghệ thuật sân khấu ca. múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.

Khoa học - kĩ thuật
Các bộ sử nổi tiếng: Đại Việt sử kí, Lam sơn thục lục, Đại Việt sử kí toàn thư.
Địa lí: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
Quân sự: Binh thư yếu lược.
Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
Chế tạo được súng thần cơ, đóng các thuyền chiến có lầu...
Củng cố
Vị trí của Phật giáo ở các thế kỉ X - XV.
Đặc điểm thơ văn thế kỉ XI - XV.
Nét độc đáo, tinh thần dân tộc và dân gian trong lĩnh vực nghệ thuật thế kỉ X - XV.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)