Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV

Chia sẻ bởi Nguyễn Trí Thức | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC THẾ KỈ X- XV
I. TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO:

- Nho giáo: trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến, chi phối nội dung giáo dục, thi cử nhưng không phổ biến trong nhân dân.

Khổng Tử (551 - 479 trước Tây Lịch),
vị Thầy của muôn đời.
I. TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO:

- Phật giáo: thời Lý, Trần Phật giáo được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi.

Nhân vật lịch sử Thích-ca Mâu-ni sinh năm 563 TCN, con trai của một tiểu vương thuộc dòng họ Thích-ca, ngày nay thuộc nước Nepal, gần Hi-mã-lạp sơn. Tên thật là Tất-đạt-đa, thuộc họ Cồ-đàm, vì vậy cũng có người gọi vị Phật là Phật Cồ-đàm.
Phật là chữ viết tắt của Phật-đà, đây là danh hiệu phiên âm từ tiếng Phạn hoặc Pali buddha sang Hán-Việt; dịch ý là Giác giả, tức “Người tỉnh thức”. Một cách gọi khác là Bụt.
Ý nghĩa của từ Phật có thể được hiểu như là: vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, một Bậc giác ngộ, Phật tính, hoặc Thể tính tuyệt đối Bất khả tư nghị.
I. TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO:

- Đạo giáo hòa lẫn với các tín ngưỡng dân gian.
- Thời Lê sơ, Phật giáo bị hạn chế, thu hẹp và đi vào trong nhân dân.
Lão Tử, họ Lý, tên Nhĩ, là người đương thời nhưng lớn tuổi hơn Khổng Tử và làm chân giữ sách trong thư viện triều đình nhà Chu.
II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC KĨ THUẬT:

1. Giáo dục:
- Từ thế kỉ XI- XV giáo dục từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước. Nội dung học tập được qui định chặt chẽ.

Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu
Thầy đồ dạy nho sinh ở Quốc tử giám
Thầy đồ ở làng dạy học trò tại nhà
Cảnh trường thi ngày xưa
Hội đồng giám khảo
Các tân khoa được ban mũ, áo, hia
Các tân khoa bái lạy cảm tạ
Thời Lê Thánh Tông (1640 – 1497) đã tổ chức được 12 khoa thi Hội.
Các tân khoa được nhà vua ban yến tiệc
Các tân khoa được rước về làng để cho mọi người xem
Năm 1484, vua Lê Thánh Tông dựng bia, ghi tên tiến sĩ ở Văn miếu
Mỗi tấm bia còn là một tác phẩm nghệ thuật được chạm khắc tinh tế và cách trang trí này thay đổi theo từng thời kỳ, nhờ đó mà hiểu được lịch sử phát triển mỹ thuật của nước ta từ thế kỷ XV - XVIII.
II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC KĨ THUẬT:

1. Giáo dục:
- Hàng loạt trí thức trẻ được đào tạo đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC KĨ THUẬT:

2. Văn học:
- Phát triển mạnh nhất dưới thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo…cùng hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời, vừa thể hiện tài năng văn học, vừa toát lên niền tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc.

Nguyễn Trãi được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới
II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC KĨ THUẬT:

2. Văn học:
- Thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông…có nội dung ca ngợi đất nước phát triển.
Chữ Hán: Thiên
Chữ Nôm: Trời
Lê Thánh Tông là vị vua thứ năm của nhà Hậu Lê trị vì từ năm 1460 đến 1497. Ông tên thật là Lê Tư Thành, còn có tên khác là Lê Hạo. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài.
II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC KĨ THUẬT:
3. Nghệ thuật:
- Trong các thế kỉ X- XV nhiều công trình kiến trúc phật giáo được xây dựng như chùa Một Cột, tháp Báo Thiên… Chuông, tượng được đúc, tạc rất nhiều.

Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp), còn có tên khác là Diên Hựu tự hoặc Liên Hoa Đài ( "đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam.
Chùa Dâu được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam,
Tượng bà Dâu hay nữ thần Pháp Vân ở chùa Dâu, phía trước là hộp đặt Thạch Quang Phật
Chùa Phật Tích còn gọi là chùa Vạn Phúc là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam.
Tháp Báo Thiên được xây năm 1057 mé đông hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tháp này cao đến 10 trượng, có tất cả 12 tầng. Tầng trên cùng bằng đồng, những tầng dưới bằng đá và gạch.
Tháp được xếp vào một trong An Nam tứ đại khí, bốn vật báu của đất nước bằng đồng, mà ba (kiến trúc điêu khắc) quý giá khác là chùa Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh và chuông Quy Điền.
Di tích khảo cổ hoàng thành Thăng Long
Cổ vật Hoàng thành Thăng Long
Bản đồ thành nhà Hồ
Thành Nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 150km. Thành do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 bằng những khối đá xanh rất lớn và kiên cố.
Rồng mình trơn cuộn trong lá bồ đề
Rồng mình trơn
BỆ CHÂN CỘT HÌNH HOA SEN NỞ
Phù điêu hình vũ nữ đang múa
II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC KĨ THUẬT:
3. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ra đời sớm và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý .

Diễn viên tuồng còn gọi là hát bội
Diễn viên tuồng trong vai Lã Bố, vở Phụng Nghi Đình
Cảnh vở Ngọc Hân công chúa của Nhà hát chèo Hà Nội
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.
II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC KĨ THUẬT:
3. Nghệ thuật:
- Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ: trống cơm, sáo…

Trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh
Cồng chiêng Tây nguyên di sản văn hoá phi vật thể
II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC KĨ THUẬT:
3. Nghệ thuật:
- Ca múa được tổ chức trong các lễ hội…

Hát quan họ Bắc Ninh di sản văn hoá phi vật thể
Ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến
Hát Ghẹo Phú Thọ: Nét sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo
II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC KĨ THUẬT:
3. Nghệ thuật:
- Các cuộc đua tài như đấu vật, đá cầu, đua thuyền …
Tại Việt Nam ,đấu vật là một trò chơi dân gian mang tính cổ truyền ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Các làng nổi tiếng với môn vật là :Chung Màu ( Bắc Ninh ), Vị Thanh ( Vĩnh Yên ). Mai Động ( Hà Đông ), Thức Vụ ( Nam Định ), Phong Châu, Đoan Hùng ( Vĩnh Phú
Nhảy dây
Tung còn
Kéo co
Đánh đũa
II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC KĨ THUẬT:
4. Khoa học kĩ thuật:
Nhiều ngành khoa học đạt được nhiều thành tựu: Sử học, Địa Lý, Toán học…Chế tạo được súng thần công, thuyền chiến có lầu…
Súng thần cơ
Thuyền chiến có lầu
Củng cố:

- Vị trí của Phật giáo ở các thế kỉ X- XV?
- Đặc điểm thơ văn ở thế kỉ XI- XVI?
- Nét độc đáo và tính dân tộc và dân gian trong lĩnh vực nghệ thuật thế kỉ X- XV?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trí Thức
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)