Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Bích Thùy | Ngày 10/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:









Bài 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỶ X – XV

I. Tư tưởng tôn giáo:

- Từ thế kỷ X-XV, tôn giáo phát triển.
+ Nho giáo:
Thời Lý, Trần: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến, chi phối nội dung giáo dục thi cử nhưng không phổ biến trong nhân dân.
Lê sơ: Nho giáo giữ vị trí độc tôn.

+ Phật giáo:
Thời Lý, Trần: Phật giáo được phổ biến rộng rãi, chúa chiền được xây dựng khắp nơi.
Lê sơ: Phật giáo bị hạn chế thu hẹp nhưng vẫn tiếp tục phát triển trong nhân dân.

II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật:

1. Giáo dục:
Thời Lý,Trần: Năm 1070, Lý Thánh Tông cho lập văn miếu ở kinh đô Thăng Long, giáo dục phát triển.
- Năm 1075, khoa thi đầu tiên chọn nhân tài được tổ chức ở kinh thành.
- Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia tiến sĩ.
Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.

Thời Lê sơ: Ba năm thi Hội một lần.
- Năm 1484, nhà Lê cũng quyết định dựng bia tiến sĩ.
- Tác dụng của giáo dục: đào tạo người tài phục vụ cho đất nước, nâng cao dân trí, nhưng không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

2. Văn học:
- Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Hịch Tướng Sĩ, Nam Quốc Sơn Hà, Bạch Đằng Giang Phú…
- Từ thế kỷ XV, văn học chữ Nôm và chữ Hán đều phát triển.
Đặc điểm:
Thể hiện tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc
Ca ngợi quê hương đất nước và những chiến công oai hung trong lịch sử dân tộc
3. Nghệ Thuật:

- Có bước phát triển mới, kiến trúc phát triển theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền.
- Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của Nho giáo như: cung điện, thành quách, thành Thăng Long.


- Nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng ra đời từ rất sớm và ngày càng phát triển.
- Múa rối nước là nghệ thuật đặc sắc phát triển từ thời Lý.
- Điêu khắc: gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo nhưng vẫn mang những nét độc đáo riêng.
Nhận xét:
- Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ: trống cơm, sáo, tiêu, đàn bầu, cồng, chiên…
- Ca múa được tổ chức trong những ngày lễ hội.
- Ngoài ra còn có các cuộc đua tài như: đấu vật, đua thuyền, đá cầu.
4. Khoa học - kỹ thuật:
Củng cố

Đặc điểm văn học ở thời kì này?
Việc dưng bia tiến sĩ có tác dụng gì?
Các em biết gì về Nho giáo? ( về nguồn gốc? Do ai sáng lập? Giáo lí cơ bản là gì?)
Khổng Tử (551 - 479 trước Tây Lịch),
Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập nên còn gọi là Khổng giáo. Giáo lý cơ bản của Nho giáo là đề cao quan hệ vua-tôi, chồng-vợ, cha-con.
Các em hiểu thế nào về ý nghĩa của 3 cặp quan hệ này?
Quân xử thần tử,thần bất tử bất trung; Phụ xử tử vong,tử bất vong bất hiếu; Phu xướng phụ tùy.
Các em biết gì về đạo Phật? (nguồn gốc,do ai sáng lập?)
Đạo Phật được du nhập từ Ấn Độ,do thái tử Tất Đạt Đa sáng lập( còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni). Đạo Phật đề cao tư tưởng nhân đạo, che chở, bảo vệ chúng sinh, hướng con người đến cái thiện, quy định việc thờ cúng tổ tiên, tất cả chúng sinh đều bình đẳng, nên rất phù hợp với người dân Đại Việt. Vì vậy,trong các thế kỉ X-XIV,Phật giáo trở thành quốc giáo
Nhà Lý đã làm gì để phát triển giáo dục?
Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ Khổng Tử.
Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.
Văn Miếu Quốc Tử Giám (1076)
Thầy đồ dạy nho sinh ở Quốc tử giám
Việc dựng bia tiến sĩ có tác dụng gì?
Có tác dụng khuyến khích việc học, đề cao những người tài giỏi cần cho đất nước
Việc làm trên của vua Lý Thánh Tông có ý nghĩa gì?
Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước phong kiến đến giáo dục và tôn vinh nghề dạy học.
Em hãy cho biết vai trò của giáo dục trong giai đoạn từ thế kỉ X – XV?
Đào tạo quan lại, nho sĩ, chủ yếu là trung thành với Nhà nước phong kiến quan lieu, nên nội dung, học tập đều rập khuông theo Nho giáo
Nội dung chủ yếu của văn học thế kỉ X- XV thể hiện điều gì?
- Thể hiện tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc
- Ca ngợi quê hương đất nước và những chiến công oai hung trong lịch sử dân tộc
Quan sát các hình, các em hãy cho biết đặc điểm của kiến trúc Việt Nam thời kì này?

Tượng Phật Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh
Tháp Báo Thiên 1057 ở Thăng Long (Hà Nội
Chuông Quy Điền 1101 ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), Thăng Long
Chùa Tháp Phổ Minh 1262
Thành Nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 150km. Thành do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 bằng những khối đá xanh rất lớn và kiên cố.
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.
Súng thần cơ
Thuyền chiến có lầu
Lê Thánh Tông là vị vua thứ năm của nhà Hậu Lê trị vì từ năm 1460 đến 1497. Ông tên thật là Lê Tư Thành, còn có tên khác là Lê Hạo. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài.
Mỗi tấm bia còn là một tác phẩm nghệ thuật được chạm khắc tinh tế và cách trang trí này thay đổi theo từng thời kỳ, nhờ đó mà hiểu được lịch sử phát triển mỹ thuật của nước ta từ thế kỷ XV - XVIII.
Khổng Tử không phải là người nước ta. Vậy thì sao vua ta cho thờ Khổng Tử trước Văn Miếu?
Vì Khổng Tử là ông tổ của nghề dạy học, là người đầu tiên nghĩ ra việc truyền đạt và dạy các học trò ngay trong làng. Diều này chúng tỏ nhà nước ta quan tâm đến giáo dục.
Cuộc thi được tổ chức tại các trường nhiều nơi (từ Hương do nghĩa khu vực quê hương của người thi). Nhưng không phải tỉnh nào cũng được tổ chức thi Hương. Trường thi chia ra làm nhiều vùng. Ba bốn trấn hoặc tỉnh cùng thi ở một nơi, thí dụ trường Nam là tập trung thí sinh ở các tỉnh chung quanh Nam Định, trường Hà các tỉnh chung quanh Hà Nội
Khoa thi này được gọi là "Hội thi cử nhân" hoặc "Hội thi cống sĩ" (các cử nhân, cống sĩ, tức là người đã đỗ thi Hương ở các địa phương, tụ hội lại ở kinh đô để thi) do đó gọi là thi Hội.
Kỳ thi cao nhất là thi Đình tổ chức tại sân đình nhà vua. Nhà vua trực tiếp ra đầu đề, và sao khi hội đồng giám khảo hoàn thành việc chấm bài, cân nhắc điểm sổ, chính nhà vua tự tay phê lấy đỗ. Người đỗ đầu gọi là Đình Nguyên. Tiến sĩ (tức Thái học sinh - tên dân gian là ông Nghè


Trống cơm, sáo, đàn cầm, đàn tranh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Bích Thùy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)