Bai 20 (Tu lieu)
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Tuấn |
Ngày 11/05/2019 |
208
Chia sẻ tài liệu: Bai 20 (Tu lieu) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Chu Văn An - QI
Hs: Nguyễn Hoàng Tuấn - Lớp: 7A7
Năm học: 2007 - 2008
TƯ LIỆU LỊCH SỬ BÀI 20 PHẦN IIII
MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HOÁ XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC THỜI LÊ SƠ
1. Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh. Quê ở thôn Chi Ngoại, xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông đỗ tiến sĩ trong khoa thi đầu tiên của nhà Hồ vào năm 1400. Cha ông giữ chức Hàn Lâm Viện Học Sĩ kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám còn Nguyễn Trãi giữ chức Ngự sữ đài chánh chứng. Sau khi nhà Hồ sụp đổ, ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn vào năm 1418 với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Nhưng cuối cùng ông đã bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442, mãi đến năm 1464 mới được vua Lê Thánh Tông rửa oan. Ông ra đi để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú như: Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Chí Linh sơn phú, Dư địa chí và nhiều tác phẩm khác. Ông còn là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới vào năm 1980.
2. Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông (1442-1497) húy là Tư Thành, con thứ tư của Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm 1442 tức năm Nhâm Tuất và mất ngày 30 tháng 1 năm 1497 tức năm Đinh Tý. Ông là vị vua mà tên tuổi và sự nghiệp gắn với giai đoạn cường thịnh nhất của Việt Nam ở nửa cuối thế kỉ XV. Trong suốt 38 năm làm vua, ông đã tiến hành cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự đưa đất nước Đại Việt lên trở thành một quốc gia cường thịnh. Ông cũng là người khởi xướng ra bộ luật Hồng Đức đánh dấu trình độ văn minh của Đại Việt thời bấy giờ. Bản thân ông không những là một vị vua anh minh mà ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ súy,.
3. Lương Thế Vinh
Lương Thế Vinh (1442-1496) hiệu là Thụy Hiên, người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam Ninh). Ông đỗ trạng nguyên năm Quý Mùi đời Lê Thánh Tông và đã từng đảm nhận các chức quan: Học sĩ viện, Hàn Lâm, Thị Thư,.Từ bé, ông vốn nổi tiếng là thông minh. Ông học bài rất mau thuộc, mau hiểu mà chơi cũng rất thông minh. Ông thích chơi thả diều, bẫy chim và chăn trâu. Chẳng những Lương Thế Vinh là một vị quan tài giỏi, thông thạo văn chương, giỏi toán mà ông còn nổi tiếng về tính thẳng thắn, trung trực. Ông để lại cho đời rất nhiều tác phẩm có giá trị lớn, trong đó nổi tiếng nhất là Đại Thành toán pháp và Thiền môn giáo khoa.
..
Hs: Nguyễn Hoàng Tuấn - Lớp: 7A7
Năm học: 2007 - 2008
TƯ LIỆU LỊCH SỬ BÀI 20 PHẦN IIII
MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HOÁ XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC THỜI LÊ SƠ
1. Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh. Quê ở thôn Chi Ngoại, xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông đỗ tiến sĩ trong khoa thi đầu tiên của nhà Hồ vào năm 1400. Cha ông giữ chức Hàn Lâm Viện Học Sĩ kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám còn Nguyễn Trãi giữ chức Ngự sữ đài chánh chứng. Sau khi nhà Hồ sụp đổ, ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn vào năm 1418 với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Nhưng cuối cùng ông đã bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442, mãi đến năm 1464 mới được vua Lê Thánh Tông rửa oan. Ông ra đi để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú như: Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Chí Linh sơn phú, Dư địa chí và nhiều tác phẩm khác. Ông còn là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới vào năm 1980.
2. Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông (1442-1497) húy là Tư Thành, con thứ tư của Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm 1442 tức năm Nhâm Tuất và mất ngày 30 tháng 1 năm 1497 tức năm Đinh Tý. Ông là vị vua mà tên tuổi và sự nghiệp gắn với giai đoạn cường thịnh nhất của Việt Nam ở nửa cuối thế kỉ XV. Trong suốt 38 năm làm vua, ông đã tiến hành cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự đưa đất nước Đại Việt lên trở thành một quốc gia cường thịnh. Ông cũng là người khởi xướng ra bộ luật Hồng Đức đánh dấu trình độ văn minh của Đại Việt thời bấy giờ. Bản thân ông không những là một vị vua anh minh mà ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ súy,.
3. Lương Thế Vinh
Lương Thế Vinh (1442-1496) hiệu là Thụy Hiên, người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam Ninh). Ông đỗ trạng nguyên năm Quý Mùi đời Lê Thánh Tông và đã từng đảm nhận các chức quan: Học sĩ viện, Hàn Lâm, Thị Thư,.Từ bé, ông vốn nổi tiếng là thông minh. Ông học bài rất mau thuộc, mau hiểu mà chơi cũng rất thông minh. Ông thích chơi thả diều, bẫy chim và chăn trâu. Chẳng những Lương Thế Vinh là một vị quan tài giỏi, thông thạo văn chương, giỏi toán mà ông còn nổi tiếng về tính thẳng thắn, trung trực. Ông để lại cho đời rất nhiều tác phẩm có giá trị lớn, trong đó nổi tiếng nhất là Đại Thành toán pháp và Thiền môn giáo khoa.
..
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)