Bài 20 Sự khủng hoảng của chế độ PK Việt Nam từ nữa đầu TK 19 và cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp

Chia sẻ bởi Huỳnh Tấn Lộc | Ngày 27/04/2019 | 95

Chia sẻ tài liệu: Bài 20 Sự khủng hoảng của chế độ PK Việt Nam từ nữa đầu TK 19 và cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tiết 27:
Bài 20:
SỰ KHỦNG HOẢNG
CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM
NỬA ĐẦU THẾ XIX
VÀ CUỘC XÂM LƯỢC VIỆT NAM
CỦA THỰC DÂN PHÁP
1/ Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam dưới Triều Nguyễn:
a/ Bối cảnh lịch sử:
Từ nửa sau TK XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng.
b/ Sự khủng hoảng dưới Triều Nguyễn:
Đầu TK XIX nhà Nguyễn được thiết lập và cố gắng khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế nhưng vẫn không giải quyết được khủng hoảng và trở nên đặc biệt nghiêm trọng dưới thời vua Tự Đức.
?Câu hỏi thảo luận nhóm: tập trung thảo luận để làm rõ:
1/ Khủng hoảng diễn ra ở mặt kinh tế như thế nào?
2/ Khủng hoảng diễn ra ở mặt chính trị như thế nào?
3/ Khủng hoảng diễn ra ở mặt xã hội như thế nào?
?Về kinh tế:
+Nông nghiệp trì trệ, ruộng đất bị cường hào chiếm, thiên tai, mất mùa, nạn đói thường xuyên.
+Thủ công nghiệp: có phát triển nhưng bị nhà nước phong kiến kìm hãm bằng chính sách thuế và trưng tập thợ khéo.
?Về chính trị:
+Thi hành chính sách cai trị chuyên chế với những điều luật hà khắc và cấm đạo Giatô ngặt nghèo.
+Quan lại tham nhũng, cường hào hà hiếp khắp nơi ? quân tình điêu đứng.
Nhà nho Nguyễn Tư Giản thời Tự Đức viết về tệ nạn tham quan ô lại: "Họ ngày đêm tính toán, chỉ tiền là ham, hoặc lấy tiền công khai, hoặc lấy tiền lén lút. Khi tuyển dụng người thì lấy tiền làm sự tuyển trước hay tuyển sau; khi xét hỏi hình án thì lấy tiền làm mức nặng mức nhẹ xử kiện thì lấy tiền làm lẽ ngay lẽ cong; khi thu thuế của dân thì lấy tiền làm mức thu nhanh hay chậm. Họ dùng danh nghĩa chung của triều đình làm cái túi riêng của cá nhân họ, thế mà vẫn trông cao bước rộng, tự mệnh danh cho mình là văn thần ..."
?Về xã hội:
Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt:
?Địa chủ >< nông dân
?Quan liêu >< thường dân
?Nửa đầu TK XIX có rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã bùng nổ.
?"Đó là một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng".
2/ Những thách thức lịch sử và chính sách bảo thủ của Nhà Nguyễn:
?Câu hỏi thảo luận cho 04 tổ:
- Tổ 1và 2: Những thách thức của lịch sử đối với Việt Nam lúc bấy giờ là gì ?
- Tổ 3 và 4: Những giải pháp nào được đặt ra mà Nhà Nguyễn phải lực chọn trước những thử thách lịch sử đó ?
a/ Thách thức lịch sử:
Các nước tư bản phương Tây sau những cuộc cách mạng về chính trị và công nghiệp đã phát triển về mọi mặt và đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa ? đây là một nguy cơ cho Việt Nam.
b/ Giải pháp:
Nhà Nguyễn đứng trước một trong hai con đường phải lựa chọn:
+Cải cách để thoát khỏi khủng hoảng, mở rộng ngoại giao để bảo toàn chủ quyền.
+Vẫn duy trì đường lối bảo thủ và tự cô lập.
(?) Nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường nào?
A�p dụng chính sách đối nội, đối ngoại ra sao?
? Nhà Nguyễn đã thi hành chính sách bảo thủ và cự tuyệt mọi đề nghị cái cách.
Năm 1876, trong đầu đề của một bài văn sách của thủ khoa thi Đình, có câu: " Nước Nhật Bản theo học các nước Thái Tây mà nên được phú cường. Vậy nước ta có nên bắt chước không ? ". Nhất loạt các nho sĩ dự thi đều tâu rằng: " Nhật Bản thuở trước vẫn theo văn minh nước Tàu, mà bây giờ thay đổi thói cũ theo nước Thái Tây, thì dẫu là có nên phú cường, về sau này cũng hóa ra loài mọi rợ ! ".
(?) Với chính sách bảo thủ và phản động mà Nhà Nguyễn lựa chọn đã đưa Việt Nam đến hậu quả gì?
? Tăng cường nguy cơ bị xâm lược, tạo điều kiện cho thực dân Pháp xâm lược. Tiền đề của thất bại, mất nước sau này.
3/ Cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp:
a/ Nguyên nhân:
Nhằm tiềm kiếm thị trường và nguyên liệu.
b/ Duyên cớ:
Pháp lấy cơ Nhà Nguyễn khủng bố đạo Giatô.
c/ Diễn biến:
? 31/8/1858 Pháp tấn công Đà Nẵng, sau đó chuyển vào thôn tính 6 tỉnh Nam Kỳ rồi đánh Bắc Kỳ và chiếm kinh đô Huế buộc Nhà Nguyễn đầu hàng.
? Đến 1884 Pháp cơ bản đã hoàn thành công cuộc chinh phục Việt Nam.
?Phần củng cố:
1/ Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến dưới thời Nhà Nguyễn diễn ra như thế nào?
2/ Những thách thức của lịch sử và giải pháp của Nhà Nguyễn?
3/ Để tăng khả năng phòng thủ, bảo vệ an ninh Tổ quốc trước âm mưu của các thế lực thù địch hiện nay, theo em mỗi chúng ta cần phải làm gì?
?Phần dặn dò:
?Học bài: Tập trung học bài theo yêu cầu của các câu hỏi trang 114/SGK.
?Chuẩn bị bài 21: Quá trình đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Viêt Nam - Tổ chức và chính sách cai trị của thực dân Pháp.
?Học sinh cần nghiên cứu và soạn trước:
1/ Quá trình ra đời, tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu và nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước.
2/ Sau khi hoàn thành việc xâm lược, thực dân Pháp đã tổ chức bộ máy thống trị và bóc lột ở Việt Nam như thế nào?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Tấn Lộc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)