Bài 20. Sự ăn mòn của kim loại

Chia sẻ bởi Trương Hoàng Anh | Ngày 09/05/2019 | 221

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Sự ăn mòn của kim loại thuộc Hóa học 12

Nội dung tài liệu:

Và các em học sinh�


� ĂN MÒN KIM LOẠI
GV.BIỆN VĂN CƯ
SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
Giới thiệu
Phân loại
Chống ăn mòn kim loại
I. GIỚI THIỆU
Ăn mòn kim loại là hiện tượng phá huỷ kim loại bỡi các chất ở môi trường xung quanh, trong đó nguyên tử kim loại bị oxy hoá thành ion dương kim loại.
Sau khi bị oxy hoá, kim loại bị phá huỷ cơ cấu làm cho kim loại mất tính năng ban đầu của nó.
II. PHÂN LOẠI
Ăn mòn hóa học :
Sự oxy hoá kim loại do trực tiếp một chất khác ở môi trường xung quanh tác động lên kim loại mà không phát sinh dòng điện.
Ví dụ: Ống thoát khói xe honda lâu ngày bị sét rỉ
từ trong ra. Ở nhiệt độ cao hơi nước thoát ra kết
hợp với oxy không khí làm cho sắt bên trong bị oxy
hoá thành gỉ sắt.


(gỉ sắt)
2. Ăn mòn điện hóa:
sự oxy hoá kim loại có phát sinh dòng điện.
a. Thí nghiệm về sự ăn mòn điện hóa



Trong thí nghiệm trên đây, trên bề mặt của bản kim loại kẽm có sự oxy hoá kẽm: Zn - 2e ? Zn2+
Trên bề mặt của bản kim loại đồng có sự khử: Cu2+ + 2e ? Cu
Như vậy các electron đã di chuyển từ kẽm theo dây dẫn đến đồng để khử Cu2+

b.Cơ chế của quá trình điện hoá:

Trên bề mặt của bản kim loại hoạt động hơn có sự oxy hoá kim loại thành ion dương kim loại, bản cực này được gọi là anod(cực âm)

Trên bề mặt của bản kim loại kém hoạt động hơn có sự khử, ở đó ion H+ hoặc nước bị khử thành H2 hoặc OH-, bản cực này được gọi là catod(cực dương)



LƯU Ý:
Ở catot:(+)
Môi trường axit có sự khử ion H+ thành hidro. Môi trường trung tính hoặc baz có sự khử nước theo phương trình:
2H2O + 4e + O2 ? 4OH-


c.Điều kiện để hiện tượng ăn mòn điện hoá xảy ra:
Bản chất hai điện cực phải khác nhau.
Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện ly.
Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau.
Ví dụ:
Thân tàu biển bị ăn mòn trong nước biển.
Cơ chế của sự ăn mòn thân tàu biển.
Thân tàu biển làm bằng thép, trong đó than chì đóng vai trò một catod, sắt đóng vai trò một anod, nước biển là môi trường chất điện ly trung tính, thân tàu biển bị ăn mòn theo kiểu điện hoá:
Anod(-): Fe - 2e ? Fe2+
Catod(+): H2O + 2e + 1/2 O2 ? 2OH-
2Fe(OH)2+1/2O2+ H2O ? 2Fe(OH)3

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Hoàng Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)