Bài 20.Nước Đại Việt thời Lê sơ (IV.Một số danh nhân xuất sắc của nhân loại
Chia sẻ bởi Trần Thị Diễm Thúy |
Ngày 11/05/2019 |
60
Chia sẻ tài liệu: Bài 20.Nước Đại Việt thời Lê sơ (IV.Một số danh nhân xuất sắc của nhân loại thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Bài 20. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
(1428 – 1527)
Tiết 44: IV. Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của nhân loại
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Hiểu biết sơ lược về cuộc đời và những cống hiến cho lớn của một số danh nhân văn hóa, tiêu biểu là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của nước Đại Việt ở thế kỉ XV.
2. Tư tưởng:
Giáo dục lòng tự hào và biết ơn những bậc danh nhân thời Lê, từ đó hình thành ý thức trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.
3. Kĩ năng:
Phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. Phương tiện lịch sử:
-Chân dung Nguyễn Trãi.
-Những mẫu chuyện về các danh nhân văn hóa dân tộc.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
-Chế độ thời Lê Sơ có đặc điểm gì ?
+Quy củ, chặt chẽ. Thi cử qua ba kì: Hương, Hội, Đình.
+Nội dung thi là các sách Nho giáo: “Tứ thư”, “Ngũ Kinh”.
+Mọi người dân đều có thể đi học, đi thi.
+Những người đỗ đạt được trọng vọng, được ra làm quan, được khắc tên vào bia đá...
-Nêu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu ?
+Văn học: chữ Hán như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo...chữ Nôm có Quốc Âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập...
+Sử học: Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Hoàng triều quan chế...
+Địa lý học: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ...
+Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.
+Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
+Nghệ thuật sân khấu: ca, múa, nhạc, chèo, tuồng...
+Kiến trúc, điêu khắc: Lam Kinh (Thanh Hóa), bia Vĩnh Lăng...
3. Giảng bài mới:
*Mở bài:
Thời Lê sơ có được những thành tựu tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực như vậy, một phần lớn phải kể đến công lao đóng góp của những danh nhân văn hóa như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh... Muốn biết rõ những cống hiến của họ đối với triều Lê sơ nói riêng và toàn dân tộc ta nói chung, hôm nay cô trò chúng ta sẽ đến với bài 20 Nước Đại Việt thời Lê sơ, mục IV.Một số danh nhân văn hóa dân tộc.
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về Nguyễn Trãi.
a. Mục tiêu:
-Những công lao, đóng góp của Nguyễn Trãi đối với đất nước.
-Nắm dược nội dung, tư tưởng chủ đạo trong các tác phẩm của ông.
b. Nội dung:
GV trình bày sơ lược tiểu sử của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (1380 – 1442),con của Thái học sinh Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại tướng công Trần Nguyên Đán. Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha bị giặc bắt đem về Trung Quốc, Nguyễn Trãi bị giam lỏng tại thành Đông Quang. Sau ông trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi kháng chiến chống giặc Minh.
1428, ông thay lê Lợi thảo Bình Ngô đại cáo, sau đó được cử làm chánh chủ khảo khoa thi đầu tiên của triều Lê. Chẳng bao lâu sau, ông bị bọn nịnh thần chèn ép, gièm pha, Nguyễn Trãi xin về Côn Sơn.
1440, ông lại được vua vời ra giúp nước.
1442, xảy ra vụ án Lệ Chi Viên, ông bị kết án tru di. Mãi đến năm 1464 ông mới được vua Lê Thánh Tông minh oan.
Sau này khi nhận xét về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông nhận xét như sau:
(GV treo bảng phụ nội dung: “Ức Trai đương lúc… được vua tin, quý trọng”),
GV gọi một học sinh đọc sau đó tiến hành thảo luận.
“Qua nhận xét của Lê Thánh Tông, em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi ?
-Quân sự
-Văn hóa ”.
HS tiến hành thảo luận.
GV: Cụ thể của sự đóng góp đó như thế nào, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu, đầu tiên là về lĩnh vực quân sự.
GV: Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi có vai trò như thế nào ?
HS: -Là nhà chính trị, quân sự đại tài, trở thành quân sư cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Diễm Thúy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)