Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

Chia sẻ bởi Trần Thiên Bảo | Ngày 29/04/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Welcome to bài thuyết trình của tổ 4 chúng mình!
Bài 20:
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ(1428-1527)
III-TÌNH HÌNH VĂN HÓA,GIÁO DỤC
1.Tình hình giáo dục và khoa cử
2.Văn học,khoa học,nghệ thuật.
1.Tình hình giáo dục và khoa cử
_Vua Lê Thái Tổ chú trọng đến việc đào tạo nhân tài cho đất nước ngay sau khi lên ngôi. Ông ra lệnh cho các trấn trong nước đều phải xây trường học, mở mang nền giáo dục trong nước.

_Tại kinh đô có Quốc tử giám và nhà Thái học. Học trò ở đây là con em quan lại và những người có học lực hạng ưu tú tuyển chọn trong dân. Thày dạy trong Quốc tử giám gọi chung là Giáo quan, bao gồm các quan văn trong triều hoặc những người có học vấn uyên bác trong xã hội.

_Thời Lê Thánh Tông, Quốc Tử giám được mở rộng, sau Văn Miếu là nhà Thái học, có Minh luận đường là nơi giảng dạy. Ngoài ra, triều đình còn xây thêm Bí thư khố là kho trữ sách và khu nhà tập thể cho các giám sinh lưu trú từ nơi xa đến
Trùi ui,đẹp quá xá!!!
_Ngoài các trường do triều đình mở còn có các trường lớp tư nhân trên khắp toàn quốc do các nhà Nho không đỗ đạt hoặc đã đỗ đạt nhưng thôi làm quan về dạy học.
_Dưới thời Lê sơ nói chung và trong thời trị vì của Lê Thánh Tông nói riêng, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học.Tư tưởng Nho giáo thống trị ở nước ta trong thời Lê Sơ là tư tưởng triết học của phái Tống Nho, một phái chính thống do Chu Hy đứng đầu, hình thành ở Trung Quốc vào thế kỉ XI – XII
_Việc tuyển dụng quan lại vào bộ máy chính quyền có 3 đường:
+ Đỗ đạt qua thi cử
+ Nhờ quan lại đề cử có bảo đảm (bảo cử)
+ Lấy con cháu công thần hưởng tập tước
Trong 3 con đường trên, con đường khoa cử là quan trọng nhất, được triều đình đề cao, chú trọng.
_Có 3 kỳ thi chính và quan trọng nhất là thi Hương, thi Hội và thi Đình.
_Trong số những người đỗ, chọn ra 3 người cao nhất (gọi là Tam khôi) là Đệ nhất giáp đệ nhất danh (Trạng nguyên), Đệ nhất giáp đệ nhị danh (Bảng nhãn), Đệ nhất giáp đệ tam danh (Thám hoa).
_Thời Lê sơ tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ 9 trạng nguyên.Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập bia tiến sĩ lần đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào năm 1484, các đời vua sau này tiếp tục bổ sung thêm các tấm bia vinh danh mới.
 _Những tấm bia Tiến sĩ ấy đã làm nức lòng phấn chí biết bao sĩ tử đang miệt mài kinh sử, đua tranh trên con đường khoa cử và hiện nay còn lại như dấu vết một quá khứ thịnh đạt của nền giáo dục thi cử phong kiến.
_Tài liệu học tập, giảng dạy và thi cử chính thức gồm có:
Tứ Thư
Ngũ Kinh
Ngọc đường văn phạm
Văn hiến thông khảo
Văn tuyển
Cương mục
Bắc sử (Sử Trung Quốc)
Em là tiến sĩ nè!!!
a.Vận động nhân dân bảo vệ môi trường trước hiện tượng nóng lên của toàn cầu
c.Khôi phục kinh tế sau đợt suy thoái kinh tế.
b.D�o t?o nh�n t�i,ph�t tri?n gi�o d?c
Sai rồi!
Sai rồi!
Chính x�c
1.Sau khi lên ngôi vua,Lý Thái Tổ đã chú tâm việc gì đầu tiên đối với đất nước:
Tổng kết phần I
a.Đạo giáo
c.Phật giáo.
b.Nho giáo
Chicken
Chicken
Excellent
2)Thời Lê Sơ ,Phật giáo,Đạo giáo,Hồi giáo hay Nho giáo phát triển nhất?
d.Hồi giáo.
2.Văn học,khoa học,nghệ thuật.
_Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế,văn học chữ Nôm chỉ giữ một vị trí quan trọng.

_Bình Ngô đại cáo: viết tháng 4 năm 1428, thuật lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - quá trình đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập cho nước Đại Việt. Tác phẩm này được coi là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 trong lịch sử Việt Nam.
_Quân trung từ mệnh tập: Là tác phẩm văn xuôi do Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết trong màn trướng từ năm 1423 đến 1427, phần lớn là thư từ gửi cho tướng lĩnh nhà Minh trong thời gian chiến tranh và các biểu, dụ. Tổng số còn sưu tầm được đến nay là 69 bài.
_Ức Trai thi tập: tập thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, hiện còn lại 99 bài.
_Quốc âm thi tập: Tập thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi, hiện còn 254 bài[2]. Đây là tập thơ Nôm cổ nhất và cũng là mốc đánh dấu bước phát triển của chữ Nôm thế kỷ 15.
THỜI KÌ ĐẦU:NGUYỄN TRÃI
THỜI KÌ SAU:LÊ THÁNH TÔNG

_Các tập thơ chữ Hán: Anh hoa hiếu trị (xướng hoạ với con các đại thần khi về thăm Lam Kinh), Chinh Tây kỷ hành (viết trên đường đánh Chiêm Thành năm 1471), Minh lương cẩm tú (xướng hoạ với các văn thần), Quỳnh uyển cửu ca (xướng hoạ với các văn nhân trong hội Tao Đàn), Xuân Vân thi tập (năm 1496), Châu cơ thắng thưởng, Văn minh cổ suý, Cổ kim cung từ thi tập ,Lam Sơn Lương thuỷ phú (bài phú miêu tả vẻ đẹp của núi Lam và sông Lương và công trạng của khởi nghĩa Lam Sơn)
_Thơ chữ Nôm: Hồng Đức quốc âm thi tập, và một số bài trong Lê triều d
anh nhân thi tập
Hay quá.Quá hay.Hay quá.Quá hay.
_Sử học
_Địa Lý
_Toán học
Các lĩnh vực khác
_Năm 1455, Lê Nhân Tông sai Phan Phu Tiên soạn bộ Đại Việt sử ký biên chép tiếp theo bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đời Trần. Bộ sử này gồm 10 quyển, chép lịch sử từ Trần Thái Tông (1225-1257) cho đến khi quân Minh bị quét sạch ra khỏi bờ cõi.
_Năm 1479, nhà sử học Ngô Sĩ Liên theo lệnh của Lê Thánh Tông biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
_Về mặt sử liệu, Đại Việt sử ký toàn thư đã thu thập và trình bày một cách có hệ thống, theo lối biên niên, những tư liệu về lịch sử Việt Nam trong một thời kì phát triển dài từ buổi đầu dựng nước cho đến đầu thế kỉ XV.
  

_Sử học dưới thời Lê sơ, đã hoàn thành xứng đáng nhiệm vụ lịch sử của nó: Góp phần không nhỏ trong việc động viên tinh thần dân tộc, củng cố tình đoàn kết từ triều đình đến dân chúng, đặt nền móng cho toàn bộ giáo dục và khoa học nhằm xây dựng quốc gia Đại Việt trở thành một quốc gia hùng cường ở Đông Nam Á vào nửa cuối thế kỉ XV.
Tác phẩm văn xuôi chép tay bằng chữ Hán, ghi lại cuộc Kháng chiến chống quân Minh của dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ 15. Sách viết vào khoảng năm 1431 (đã thất lạc) theo chủ trương của Lê Lợi. Không rõ tác giả là Lê Lợi hay Nguyễn Trãi. Gồm 3 quyển: quyển 1- gốc tích Lê Lợi và giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 24); quyển 2- diễn biến cuộc kháng chiến cho đến ngày toàn thắng (1425 - 27); quyển 3- những sự kiện năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, thưởng công tướng sĩ, huấn thị của Lê Lợi. Hiện nay còn bản thời Lê Anh Tông (khoảng 1556) và bản do Hồ Sĩ Dương soạn lại (1676). "LSTL" là bản sớm nhất viết về giai đoạn này, có những tư liệu tương đối chính xác, là một bộ sách sử học có giá trị
NGẠC NHIÊN CHƯA
_Địa Lý
Hồng Đức bản đồ
Hiện nay, trong kho sách Hán-Nôm, ta có thể thấy ít nhất 10 dị bản Bản đồ Hồng Đức được sao vẽ lại trong các sách bản đồ do người đời sau thực hiện6. Đây đều là những phiên bản được sao vẽ lại bắt nguồn từ bản gốc: Bản đồ Hồng Đức ra đời năm 1490.
 Hồng Đức Địa đồ-1490:
_Bản đồ Hồng Đức là một bộ Atlas quốc gia đầu tiên của nước ta do Nhà nước phong kiến Việt Nam biên vẽ và ban hành. Sách Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi lại khá cụ thể quá trình thu thập tài liệu và thời gian hoàn thành tập bản đồ hết sức quý giá này.
_Tập Bản đồ Hồng Đức còn lại đến ngày nay, gồm 15 tấm bản đồ và những phần chữ viết thuyết minh, chú giải cho bản đồ.Bản đồ Hồng Đức là kết quả đúc kết kiến thức địa lí và bản đồ của những thời đại trước và của những nhà sử học và địa lí học uyên bác thế kỉ XV như: Nguyễn Trãi, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên… Bản đồ Hồng Đức, sau khi hoàn thành được phát huy rộng rãi, được sao chép thành nhiều bản trong triều đình, ban phát cho những viên quan đứng đầu các thừa tuyên, dùng cho các tướng sĩ, và là một tài sản quý báu phục vụ cho các giám sinh học tập trong Quốc Tử Giám thời đó. Có thể khẳng định: Với việc xuất hiện của tập Bản đồ Hồng Đức dưới thời Lê Thánh Tông, ông cha ta đã có một bước tiến mới, quy củ hơn, chặt chẽ hơn trong việc quản lí nền hành chính đất nước vào cuối thế kỉ XV.
15 tấm bản đồ đó bao gồm như sau:
 
+ 1 bản đồ cả nước.
 
+ 1 bản đồ kinh đô Thăng Long.
 
+ 13 bản đồ của 13 xứ thừa tuyên đương thời.
Lương Thế Vinh nổi tiếng với tài năng toán học. Quyển Đại thành toán pháp của ông được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Ông cũng được xem là người chế ra bàn tính gẩy cho người Việt, lúc đầu làm bằng đất rồi bằng trúc, bằng gỗ, sơn mầu khác nhau, đẹp và dễ tính, dễ nhớ. Các chuyện truyền miệng dân gian còn cho biết tài năng của ông được thể hiện từ khi nhỏ tuổi. Ông được nhân dân gọi tên là Trạng Lường sau khi đỗ trạng nguyên.
Toán Học
_Dưới triều Lê sơ, thành tựu về khoa học như đã trình bày ở trên là rất lớn và phong phú. Cần phải kể tới những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực: Khoa học quân sự, tiêu biểu là những tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi; Y học, tiêu biểu là công trình Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên…
1+1= ?
Tổng kết phần II
1)Loại văn học nào tiếp tục chiếm ưu thế thời Lê Sơ?
CỦNG CỐ
a. Văn hoá chữ Hán
b.Văn học chữ Nôm
c.Văn học chữ Miên
Giỏi quá
Sai rồi!
Sai rồi!
Tổng kết phần II
CỦNG CỐ
a.Bản đồ Hồng Đức.
b.Bản đồ Thăng Long
c.Bản đồ Phú Nhuận.
Giỏi quá
Sai rồi!
Sai rồi!
Bản đồ nào là bản đồ lớn nhất thời Lê Sơ?
Tạm biệt Quý thầy cô cùng các bạn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thiên Bảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)