Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

Chia sẻ bởi Đỗ Trung Hiếu | Ngày 29/04/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

chào mừng các thầy cô giáo và các em tham gia tiết dạy

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
GIÁO VIÊN : ĐỖ TRUNG HiẾU
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 7/8
NĂM HỌC 2009 – 2010
KIỂM TRA BÀI CŨ:

Những thành tựu chính về văn học, nghệ
thuật và khoa học thời Lê sơ?
Tiết 42 : NƯỚC ĐẠI ViỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 – 1527 ) ( Tiết 4 )
IV/ Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc :
1) Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 )
2) Lê Thánh Tông ( 1442 – 1497 )
3) Ngô Sĩ Liên ( thế kỉ XV )
4) Lương Thế Vinh ( 1442 - ? )
IV/ Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc : 1) Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) :
Tiết 42 : NƯỚC ĐẠI ViỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 – 1527 ) ( Tiết 4 )
- Nguyễn Trãi(1380- 1442) hiệu là ức Trai, quê làng Nhị Khê - Thường Tín - Hà Tây, tính tình cương trực, nhân ái, hết mực yêu nước thương dân . Dỗ Tiến sĩ năm 1400, Ông và cha là Nguyễn Phi Khanh cùng làm quan cho nhà Hồ. 1407 quân Minh xâm lược, cha ông bị nhà Minh bắt, nghe lời cha ông đã quay về tìm minh chủ để chống lại quân Minh. Ông là người đầu tiên tìm đến Lam Sơn và trở thành quân sư phò tá đắc lực cho Lê Lợi, là người không thể thiếu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Năm 1442, gia đình ông bị vu oan tội giết vua và bị "Chu di tam tộc" trong "vụ án Lệ Chi Viên" . 1464, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho Ông. Năm 1980, Ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới .
NGUYỄN TRÃI
(1380 – 1442)
Qua nhận xét của vua Lê Thánh Tông, nêu những đóng góp của ông trong khởi nghĩa Lam Sơn ?
“Ức Trai đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang trong thì bàn kế hoạch ở nơi màn trướng, ngoài thì thảo các văn thư dụ hàng các thành . Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho nước, lại được vua tin, quý trọng”.
(Lê Thánh Tông – Con người và sự nghiệp)
Kế “Bình Ngô Sách”, với tư tưởng cốt lõi là đánh giặc không đánh thành mà đánh vào lòng người, bàn kế sách, thảo thư dụ hàng các tướng giặc làm cho quân Minh nản chí => như Nguyễn Trãi khẳng định trong “Bình Ngô đại cáo” ( “Không đánh mà người chịu khuất – Ta đây mưu phạt tâm công” )
Năm 1427, Vương Thông cố thủ trong thành Đông Quan. Vua Minh sai Liễu Thăng và Mộc Thạnh đem quân cứu viện. Các tướng lĩnh chủ trương hạ thành Đông Quan để hết lực lượng làm nội ứng cho Liễu Thăng và Mộc Thạnh. Riêng Nguyễn Trãi không đồng tình, và kiến nghị Lê Lợi cho đánh viện binh trước, vì nếu đánh Vương Thông trước thì mất đến vài tháng sau đó lại tốn quân đánh viện binh, chi bằng tiêu diệt viện binh thì Vương Thông sẽ tự đầu hàng => “một mũi tên trúng hai đích”
IV/ Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc : 1) Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) :
Tiết 42 : NƯỚC ĐẠI ViỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 – 1527 ) ( Tiết 4 )
- Ông cùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh, giành độc lập cho dân tộc .
SAU KHỞI NGHĨA LAM SƠN, ÔNG CÓ NHỮNG ĐÓNG GÓP GÌ ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC?
 - Giúp Vua Lê Thái Tổ viết các bản Chiếu chấn chỉnh tình hình đất nước, giúp Vua Lê Thái Tông ổn định đất nước, giữ vững nền độc lập => là bậc khai quốc công thần .
- Ông viết nhiều tác phẩm có giá trị về văn học, sử học, địa lí học như: Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai Thi Tập, Bình Ngô Đại Cáo, Quốc Âm Thi Tập…
IV/ Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc : 1) Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) :
Tiết 42 : NƯỚC ĐẠI ViỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 – 1527 ) ( Tiết 4 )
- Ông cùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh, giành độc lập cho dân tộc .
Bình Ngô đại cáo (1428) được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai
IV/ Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc : 1) Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) :
Tiết 42 : NƯỚC ĐẠI ViỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 – 1527 ) ( Tiết 4 )
- Ông cùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh, giành độc lập cho dân tộc .
QUỐC ÂM THI TẬP
Tập thơ Nôm, gồm 254 bài
IV/ Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc : 1) Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) :
Tiết 42 : NƯỚC ĐẠI ViỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 – 1527 ) ( Tiết 4 )
- Ông cùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh, giành độc lập cho dân tộc .
ỨC TRAI THI TẬP (do Dương Bá Cung sưu tầm, biên soạn năm 1480 ) gồm 105 bài thơ bằng chữ Hán
IV/ Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc : 1) Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) :
Tiết 42 : NƯỚC ĐẠI ViỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 – 1527 ) ( Tiết 4 )
Tác phẩm “Dư địa chí”
- Ông cùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh, giành độc lập cho dân tộc .
- Là nhà thơ lớn của dân tộc với nhiều tác phẩm có giá trị : Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập …
IV/ Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc : 1) Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) :
Tiết 42 : NƯỚC ĐẠI ViỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 – 1527 ) ( Tiết 4 )
- Ông cùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh, giành độc lập cho dân tộc .
- Là nhà thơ lớn của dân tộc với nhiều tác phẩm có giá trị : Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập …
- Tư tưởng : nhân nghĩa, hết mực yêu nước thương dân .
Tư tưởng : nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước thương dân, lấy dân làm gốc .
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
…Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo” ( Bình Ngô đại cáo )
- Nhân đạo với kẻ thù “Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”
( Bình Ngô đại cáo )
IV/ Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc : 1) Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) :
Tiết 42 : NƯỚC ĐẠI ViỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 – 1527 ) ( Tiết 4 )
- Ông cùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh, giành độc lập cho dân tộc . - Là nhà thơ lớn của dân tộc với nhiều tác phẩm có giá trị : Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập … - Tư tưởng : nhân nghĩa, yêu nước, hết mực thương dân .
=>Là nhà chính trị, quân sự đại tài, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
- Ở thế kỷ 20, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao "mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu"; võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật, "yếu đánh mạnh ít địch nhiều ... thắng hung tàn bằng đại nghĩa"; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao: "viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời"
IV/ Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc : 1) Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) : 2) Lê Thánh Tông (1442 – 1497)
Tiết 42 : NƯỚC ĐẠI ViỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 – 1527 ) ( Tiết 4 )
















Lê Thánh Tông huý là Tư Thành (1442 - 1497), con thứ tư của Lê Thái Tông . Năm 1460, được lên ngôi vua khi 18 tuổi. Vị vua thứ 5 của triều Lê, người có công đưa nước ta phát triển nhất trong tất cả các triều đại phong kiến trước và sau đó . Là vị vua anh minh, tài trí, thương dân , và cũng là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam ( 38 năm )
IV/ Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc : 1) Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) : 2) Lê Thánh Tông (1442 – 1497)
Tiết 42 : NƯỚC ĐẠI ViỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 – 1527 ) ( Tiết 4 )
* Thảo luận : Nêu những đóng góp của vua Lê Thánh Tông ? ( gợi ý : về chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục, văn hóa )
Về chính trị :
- Xây dựng nhà nước phong kiến gồm 6 bộ : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công . - Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên để dễ cai quản, xóa bỏ chế độ cha truyền con nối trong quan lại, chú trọng dùng người hiền tài . - Mở rộng bờ cõi : năm 1470 vua Chiêm Thành quấy phá biên giới phía nam, Vua Lê Thánh Tông đích thân chỉ huy cuộc chinh phạt Chiêm Thành, sáp nhập phía Bắc Chiêm Thành ( từ đèo Hải Vân đến bắc Phú Yên ngày nay ) vào lãnh thổ Đại Việt . Cho vẽ Hồng Đức bản đồ . => Thanh thế Đại Việt vang lừng khắp nơi, khiến nhà Minh phải kiêng nể không dám tấn công .
Về kinh tế :
Hoàng đế Lê Thánh Tông còn đặc biệt quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như, sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền, vua ban nhiều chỉ dụ nhằm phát triển kinh tế như : Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan chế, v.v...
Tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển, xây dựng kinh đô Thăng Long với 36 phố phường phát triển thịnh vượng .
Về quân đội :
Vua thường đích thân đi tuần các vùng biên ải xa xôi để làm gương cho binh sĩ .
43 điều quân chính là luật quân đội do Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội của ông rất nghiêm ngặt, có sức chiến đấu cao.
Về pháp luật :
Bộ luật Hồng Đức ( 1483 ) được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 700 điều với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.
Về giáo dục – thi cử :
Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập Bia tiến sỹ lần đầu tiên ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám vào năm 1484 để ghi danh và tôn vinh những người có đức có tài của dân tộc, khuyến khích tinh thần hiếu học .
Dưới thời Lê Thánh Tông việc thi cử tuyển chọn người tài thường xuyên được tổ chức => đất nước có nhiều người tài, hùng mạnh .
Nhà văn hóa lớn :
- 1495, lập ra Hội Tao Đàn quy tụ 28 nhân vật kiệt xuất thường được gọi là “Tao Đàn nhị thập bát tú” . - Lê Thánh Tông là một nhà thơ với hơn 300 tác phầm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
IV/ Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc : 1) Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) : 2) Lê Thánh Tông :( 1442–1497 )







3) Ngô Sĩ Liên ( thế kỉ XV )
Tiết 42 : NƯỚC ĐẠI ViỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 – 1527 ) ( Tiết 4 )
- Là 1 vị vua tài trí, xuất sắc trên nhiều lĩnh vực, có công đưa triều đại Lê Sơ phát triển mạnh nhất
- Nhà thơ lớn của thế kỉ XV .
- Là vị vua nhân đức, hết mực yêu nước, thương dân .
Ông còn là vị vua hết mực yêu nước, thương dân :
- Ông từng viết : “Lòng vì thiên hạ Thay việc trời dám trễ đâu Trống dời canh còn đọc sách Chiêng bóng xế chữa thôi chầu” - Hay như 1 nhà thơ đã viết : “Lê Thánh Tông vị vua nhân đức Lòng yêu dân thương nước sử xanh Một hôm vua dạo quanh thành Thấy người nằm rét xám xanh mặt mày Áo quần rách che thay không đủ Dãi gió sương nằm ngủ bên đường Nhìn người vua động lòng thương Cởi ngay áo ngự dắp choàng lên cho”
Ngô Sĩ Liên người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Nội). Là sử thần đời Lê, ông đã góp phần công sức chủ yếu trong việc soạn thảo Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam được khắc in vào cuối thế kỷ 17 và còn lại nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Tượng Ngô Sĩ Liên
Bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà Ngô Sĩ Liên đã biên soạn theo lệnh nhà vua và đã hoàn thành vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 đời Lê Thánh Tông, gồm 15 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi => Đây là bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam được khắc in vào cuối thế kỷ 17 mà còn lại nguyên vẹn cho tới ngày nay.
IV/ Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc : 1) Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) :
2) Lê Thánh Tông :( 1442–1497 )
3) Ngô Sĩ Liên : ( thế kỉ XV )



4) Lương Thế Vinh ( 1442 - ? )
Tiết 42 : NƯỚC ĐẠI ViỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 – 1527 ) ( Tiết 4 )
- Là nhà sử học nổi tiếng với bộ “Đại Việt Sử ký toàn thư” .
- Lương Thế Vinh sinh ra tại thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu .
Năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên .
Làm quan tại viện Hàn Lâm. Ông là một trong 28 nhà thơ của hội Tao Đàn .
Được người đời ngợi ca “Tài hoa, danh vọng bậc nhất” (Trạng Lường )
Lương Thế Vinh (1442 - ?)
IV/ Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc : 1) Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) :
2) Lê Thánh Tông :( 1442–1497 )
3) Ngô Sĩ Liên : ( thế kỉ XV )
4) Lương Thế Vinh ( 1442 - ? )
Tiết 42 : NƯỚC ĐẠI ViỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 – 1527 ) ( Tiết 4 )
Những công trình tiêu biểu :
+ Về toán học: Đại thành Toán pháp, Khải minh Toán học
+ Về lịch sử hát chèo: Hý phường Phả lục
+ Về Phật học: Thiền môn Khoa giáo
- Là nhà toán học nổi tiếng.
- Các công trình : “Đại thành toán pháp”, “Thiền môn giáo khoa”…
Vụ Bản – Nam Định
THEO BƯỚC CHÂN NGƯỜI ANH HÙNG
Chương Mỹ - Hà Tây
Nhị Khê – Hà Tây
Lam Sơn – Thanh Hóa
Ông là người có công xây dựng Đại Việt thành 1 quốc gia hùng mạnh nhất thời phong kiến . Ông là ai ?
Bạn được
nhận 1 tràng
pháo tay
Ông là tác giả bộ Đại Việt sử ký toàn thư . Ông là ai ?
Bạn được
nhận 1 cây
bút bi
Ông là một trong ba danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam, là bậc khai quốc công thần của triều Lê Sơ, là người yêu nước thương dân . Ông là ai ?
Bạn được
nhận 1 bị Oshi
Ông là người thông minh tài trí, nhà toán học nổi tiếng . Ông là ai ?
Bạn được
nhận 1 cây bút bi
*Dặn dò:
Học bài cũ :
+ Sơ lược vài nét về các danh nhân .
+ Những đóng góp của các danh nhân .
- Xem lại chương IV, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa để chuẩn bị cho tiết ôn tập.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các em !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Trung Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)