Bài 20: Mạng máy tính
Chia sẻ bởi Sunny Lalle |
Ngày 25/04/2019 |
57
Chia sẻ tài liệu: Bài 20: Mạng máy tính thuộc Tin học 10
Nội dung tài liệu:
Bài 20. MẠNG MÁY TÍNH
Mục tiêu:
Kiến thức:
Biết nhu cầu nối mạng máy tính.
Biết khái niệm mạng máy tính, phân loại mạng, các mô hình mạng.
Kỉ năng: Phân biệt được qua hình vẽ:
Các mạng LAN và WAN.
Các mạng không dây và mạng có dây.
Một số thiết bị kết nối.
Mô hình ngang hàng và mô hình khách chủ.
Thái độ:
Thấy được sự cần thiết và tiện lợi khi máy tính nối mạng.
Làm cho học sinh tích cực chủ động.
Giúp học sinh cảm thấy yêu thích môn học hơn.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên:
Sách giáo khoa tin học 10, sách bài tập tin học 10, sách giáo viên tin học 10.
Bài giảng, giáo án, phấn, bảng.
Máy vi tính, máy chiếu Projector.
Chuẩn bị của học sinh:
Sách giáo khoa tin học 10, sách bài tập tin học 10.
Tập (vở ghi).
Xem bài trước.
Phương pháp giảng dạy:
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp diễn giải – nếu vấn đề.
Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp (4’):
Ổn định lớp.
Điểm danh lớp.
Kiểm tra bài cũ (6’):
Tổ chức hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu mạng máy tính
GV: Dẫn dắt vào vấn đề: Trước đây, để trao đổi thông tin với nhau thì con người đã sử dụng các phương tiện như radio, sách báo, thư từ…Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, các thế hệ máy tính ra đời. Để khai thác hết nguồn tài nguyên từ máy tính người ta đã kết nối các máy tính lại với nhau để có thể trao đổi thông tin chia sẻ nguồn tài nguyên. Vậy làm thấ nào để kết nối các máy tính lại với nhau? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề đó.
GV: Hàng ngày các em vào mạng (internet) để làm gì?
HS: Vào mạng đọc báo, chơi game, nghe nhạc, xem phim, chat …
GV: Hàng ngày chúng ta vào mạng để tiếp nhận thông tin thông qua các việc mà các em thực hiện.Thì chính lúc đó chúng ta đang sử dụng các tiện ích của mạng. Để làm được những việc đó thì máy tình phải được nối mạng.
GV: Giới thiệu về mạng máy tính.
GV: Đặt câu hỏi: Có những tiện ích nào khi kết nối các máy tính lại với nhau?
HS: Chia sẻ dữ liệu và dùng chung thiết bị.
GV: Giới thiệu những tiện ích khi kết nối các máy tính với nhau.
GV: Để có một mạng máy tính thì cần ít nhất bao nhiêu máy tính có thể kết nối được với nhau.
HS: Có 2 máy
GV: Hai máy tính có thể kết nối với nhau tạo thành một mạng và các máy tính khác lại kết nối vào mạng để tạo thành mạng lớn hơn.
Mạng máy tính là gì?
Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung dữ liệu.
Thành phần
Các máy tính
Các thiết bị mạng đảm bảo chúng nối kết với nhau.
Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính.
Mạng máy tính giải quyết các vấn đề sau :
Cần sao chép một lượng lớn dữ liệu từ máy này sang máy khác trong thời gian ngắn mà việc sao chép bằng đĩa mềm, thiết bị nhớ flash hoặc đĩa CD không đáp ứng được.
Nhiều máy tính có thể dùng chung dữ liệu thiết bị (máy in,máy fax….) và các tài nguyên khác.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính
GV: Dẫn dắt vấn đề: Để tạo thành mạng, các máy tính phải có khả năng kết nối vật lý với nhau và tuân thủ các quy tắc truyền thông thống nhất để có thể giao tiếp được.
GV: Giới thiệu phương tiện kết nối mạng máy tính và đặc điểm của các thiết bị mạng.
GV: Giới thiệu về cách bố trí mạng các ưu và nhược điểm của các cách bố trí.
Mục tiêu:
Kiến thức:
Biết nhu cầu nối mạng máy tính.
Biết khái niệm mạng máy tính, phân loại mạng, các mô hình mạng.
Kỉ năng: Phân biệt được qua hình vẽ:
Các mạng LAN và WAN.
Các mạng không dây và mạng có dây.
Một số thiết bị kết nối.
Mô hình ngang hàng và mô hình khách chủ.
Thái độ:
Thấy được sự cần thiết và tiện lợi khi máy tính nối mạng.
Làm cho học sinh tích cực chủ động.
Giúp học sinh cảm thấy yêu thích môn học hơn.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên:
Sách giáo khoa tin học 10, sách bài tập tin học 10, sách giáo viên tin học 10.
Bài giảng, giáo án, phấn, bảng.
Máy vi tính, máy chiếu Projector.
Chuẩn bị của học sinh:
Sách giáo khoa tin học 10, sách bài tập tin học 10.
Tập (vở ghi).
Xem bài trước.
Phương pháp giảng dạy:
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp diễn giải – nếu vấn đề.
Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp (4’):
Ổn định lớp.
Điểm danh lớp.
Kiểm tra bài cũ (6’):
Tổ chức hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu mạng máy tính
GV: Dẫn dắt vào vấn đề: Trước đây, để trao đổi thông tin với nhau thì con người đã sử dụng các phương tiện như radio, sách báo, thư từ…Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, các thế hệ máy tính ra đời. Để khai thác hết nguồn tài nguyên từ máy tính người ta đã kết nối các máy tính lại với nhau để có thể trao đổi thông tin chia sẻ nguồn tài nguyên. Vậy làm thấ nào để kết nối các máy tính lại với nhau? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề đó.
GV: Hàng ngày các em vào mạng (internet) để làm gì?
HS: Vào mạng đọc báo, chơi game, nghe nhạc, xem phim, chat …
GV: Hàng ngày chúng ta vào mạng để tiếp nhận thông tin thông qua các việc mà các em thực hiện.Thì chính lúc đó chúng ta đang sử dụng các tiện ích của mạng. Để làm được những việc đó thì máy tình phải được nối mạng.
GV: Giới thiệu về mạng máy tính.
GV: Đặt câu hỏi: Có những tiện ích nào khi kết nối các máy tính lại với nhau?
HS: Chia sẻ dữ liệu và dùng chung thiết bị.
GV: Giới thiệu những tiện ích khi kết nối các máy tính với nhau.
GV: Để có một mạng máy tính thì cần ít nhất bao nhiêu máy tính có thể kết nối được với nhau.
HS: Có 2 máy
GV: Hai máy tính có thể kết nối với nhau tạo thành một mạng và các máy tính khác lại kết nối vào mạng để tạo thành mạng lớn hơn.
Mạng máy tính là gì?
Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung dữ liệu.
Thành phần
Các máy tính
Các thiết bị mạng đảm bảo chúng nối kết với nhau.
Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính.
Mạng máy tính giải quyết các vấn đề sau :
Cần sao chép một lượng lớn dữ liệu từ máy này sang máy khác trong thời gian ngắn mà việc sao chép bằng đĩa mềm, thiết bị nhớ flash hoặc đĩa CD không đáp ứng được.
Nhiều máy tính có thể dùng chung dữ liệu thiết bị (máy in,máy fax….) và các tài nguyên khác.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính
GV: Dẫn dắt vấn đề: Để tạo thành mạng, các máy tính phải có khả năng kết nối vật lý với nhau và tuân thủ các quy tắc truyền thông thống nhất để có thể giao tiếp được.
GV: Giới thiệu phương tiện kết nối mạng máy tính và đặc điểm của các thiết bị mạng.
GV: Giới thiệu về cách bố trí mạng các ưu và nhược điểm của các cách bố trí.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Sunny Lalle
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)