Bài 20: Mạng máy tính
Chia sẻ bởi Vũ Huyền |
Ngày 16/10/2018 |
76
Chia sẻ tài liệu: Bài 20: Mạng máy tính thuộc Excel
Nội dung tài liệu:
BÀI 20: MẠNG MÁY TÍNH
Mục đích, yêu cầu
Hiểu được khái niệm về mạng máy tính
Các phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính
Biết phân loại mạng máy tính
Biết được 2 mô hình mạng chủ yếu
Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp: Thuyết trình, trình chiếu
Phương tiện: Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu
Tiến trình
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, …
Kiểm tra bài cũ:
Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên
và học sinh
Nội dung
GV: Các em vẫn thường rủ nhau ra mạng để chat, để đọc tin tức và thuật ngữ “mạng” là rất quen thuộc trong thực tế. Vậy mạng là gì, có mấy loại mạng và mô hình của nó ra sao, … Để tìm hiểu vấn đề này nay chúng ta sang một chương mới:
Chương IV: Mạng máy tính và Internet
Bài hôm nay: Mạng máy tính
GV: Theo em hiểu mạng là gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và nhắc lại khái niệm
GV: Máy tính gồm 3 thành phần (nêu 3 thành phần)
GV: Vậy theo em mục đích của việc nối mạng là gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét câu trả lời và nêu mục đích chính (nêu tương tự như sách giáo khoa)
GV: Tiếp theo ta sang phần 2: phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính
GV: Để tạo thành mạng các máy tính trong mạng phải có khả năng kết nối vật lí với nhau và tuân thủ các quy tắc truyền thông thống nhất để giao tiếp được với nhau
GV: Có 2 loại phương tiện truyền thông là có dây và không dây
GV: Kết nối có dây: Cáp truyền thông có thể là cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, hoặc cáp quang,… các cáp này có tác dụng làm giảm nhiễu điện từ (chỉ trên hình 83)
GV: Trong 3 loại cáp này thì cáp quang có tốc độ truyền lớn nhất, do sử dụng tín hiệu quang để dùng nên không bị nhiễu điện từ, an toàn thông tin được bảo đảm. Nhưng nhược điểm của nó là giá thành lại cao hơn 2 loại kia và rất khó khắc phục khi gặp sự cố
GV: Để tham gia vào mạng, máy tính còn cần phải có vỉ mạng đựơc nối với cáp mạng nhờ giắc cắm (chỉ hình 84)
GV: Ngoài ra trong mạng còn có thể có các thiết bị thực hiện việc chuyển tiếp các tín hiệu, định hướng, khuếch đại tín hiệu,… : Bộ khuếch đại (repeater), bộ tập trung (Hub), bộ định tuyến (router)
GV: Khi truyền dữ liệu giữa 2 máy tính, dữ liệu có thể bị suy yếu, bộ khuếch đại sẽ có tác dụng làm giảm sự suy yếu đó (hình 85a)
GV: Bộ tập trung dùng để kết nối các máy tính trong mạng (hình 85b)
Bộ định tuyến: giúp chọn đường đi tối ưu cho các gói tin và nối các mạng khác nhau thành liên mạng (hình 85c)
GV: Có rất nhiều kiểu bố trí các máy trong mạng. Nhưng chủ yếu theo 3 kiểu sau
GV: Kiểu đường thẳng: Dễ thực hiện nhưng tốc độ chậm, do có nhiều ngã rẽ, tất cả các máy tính được phân chia chung 1 đường truyền chính (hình 86a)
Kiểu vòng: Tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo 1 chiều duy nhất (hình 86b)
Kiểu hình sao: Tất cả các máy được nối vào 1 thiết bị trung tâm, thiết bị này sẽ nhận tín hiệu từ các máy tính và chuyển vào trạm đích của tín hiệu. Thiết bị trung tâm này có thể là 1 bộ định tuyến (router) hoặc bộ tập trung (hub),… Máy được bố trí theo kiểu hình sao truyền dữ liệu nhanh hơn (hình 86c)
GV: Tiếp theo ta tìm hiểu loại kết nối thứ 2 là kết nối không dây
GV: Với kết nối không dây ta không cần sử dụng dây cáp mà dùng sóng radio hoặc bức xạ hồng ngoại hoặc sóng truyền qua vệ tinh để truyền
GV: Ưu điểm của loại này là có thể kết nối tại mọi nơi, mọi thời điểm mà không cần sử dụng đến các thiết bị cồng kềnh như ở kết nối có dây, chỉ cần xây dựng các cột sóng. Vì vậy nên rất thuận tiện cho việc lắp đặt ở vùng núi đồi
GV: Tuy vậy nó cũng có nhược điểm là giá thành đắt hơn nhiều so với kết nối có dây
GV: Để tổ chức 1 mạng máy tính không dây đơn giản cần có:
- Thứ nhất là điểm truy cập không dây WAP: có chức năng kết nối các máy tính trong mạng, kết nối mạng không dây với mạng có dây (tương tự như hub trong kết nối có dây)
- Thứ 2 là vỉ mạng không dây
Mục đích, yêu cầu
Hiểu được khái niệm về mạng máy tính
Các phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính
Biết phân loại mạng máy tính
Biết được 2 mô hình mạng chủ yếu
Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp: Thuyết trình, trình chiếu
Phương tiện: Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu
Tiến trình
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, …
Kiểm tra bài cũ:
Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên
và học sinh
Nội dung
GV: Các em vẫn thường rủ nhau ra mạng để chat, để đọc tin tức và thuật ngữ “mạng” là rất quen thuộc trong thực tế. Vậy mạng là gì, có mấy loại mạng và mô hình của nó ra sao, … Để tìm hiểu vấn đề này nay chúng ta sang một chương mới:
Chương IV: Mạng máy tính và Internet
Bài hôm nay: Mạng máy tính
GV: Theo em hiểu mạng là gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và nhắc lại khái niệm
GV: Máy tính gồm 3 thành phần (nêu 3 thành phần)
GV: Vậy theo em mục đích của việc nối mạng là gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét câu trả lời và nêu mục đích chính (nêu tương tự như sách giáo khoa)
GV: Tiếp theo ta sang phần 2: phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính
GV: Để tạo thành mạng các máy tính trong mạng phải có khả năng kết nối vật lí với nhau và tuân thủ các quy tắc truyền thông thống nhất để giao tiếp được với nhau
GV: Có 2 loại phương tiện truyền thông là có dây và không dây
GV: Kết nối có dây: Cáp truyền thông có thể là cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, hoặc cáp quang,… các cáp này có tác dụng làm giảm nhiễu điện từ (chỉ trên hình 83)
GV: Trong 3 loại cáp này thì cáp quang có tốc độ truyền lớn nhất, do sử dụng tín hiệu quang để dùng nên không bị nhiễu điện từ, an toàn thông tin được bảo đảm. Nhưng nhược điểm của nó là giá thành lại cao hơn 2 loại kia và rất khó khắc phục khi gặp sự cố
GV: Để tham gia vào mạng, máy tính còn cần phải có vỉ mạng đựơc nối với cáp mạng nhờ giắc cắm (chỉ hình 84)
GV: Ngoài ra trong mạng còn có thể có các thiết bị thực hiện việc chuyển tiếp các tín hiệu, định hướng, khuếch đại tín hiệu,… : Bộ khuếch đại (repeater), bộ tập trung (Hub), bộ định tuyến (router)
GV: Khi truyền dữ liệu giữa 2 máy tính, dữ liệu có thể bị suy yếu, bộ khuếch đại sẽ có tác dụng làm giảm sự suy yếu đó (hình 85a)
GV: Bộ tập trung dùng để kết nối các máy tính trong mạng (hình 85b)
Bộ định tuyến: giúp chọn đường đi tối ưu cho các gói tin và nối các mạng khác nhau thành liên mạng (hình 85c)
GV: Có rất nhiều kiểu bố trí các máy trong mạng. Nhưng chủ yếu theo 3 kiểu sau
GV: Kiểu đường thẳng: Dễ thực hiện nhưng tốc độ chậm, do có nhiều ngã rẽ, tất cả các máy tính được phân chia chung 1 đường truyền chính (hình 86a)
Kiểu vòng: Tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo 1 chiều duy nhất (hình 86b)
Kiểu hình sao: Tất cả các máy được nối vào 1 thiết bị trung tâm, thiết bị này sẽ nhận tín hiệu từ các máy tính và chuyển vào trạm đích của tín hiệu. Thiết bị trung tâm này có thể là 1 bộ định tuyến (router) hoặc bộ tập trung (hub),… Máy được bố trí theo kiểu hình sao truyền dữ liệu nhanh hơn (hình 86c)
GV: Tiếp theo ta tìm hiểu loại kết nối thứ 2 là kết nối không dây
GV: Với kết nối không dây ta không cần sử dụng dây cáp mà dùng sóng radio hoặc bức xạ hồng ngoại hoặc sóng truyền qua vệ tinh để truyền
GV: Ưu điểm của loại này là có thể kết nối tại mọi nơi, mọi thời điểm mà không cần sử dụng đến các thiết bị cồng kềnh như ở kết nối có dây, chỉ cần xây dựng các cột sóng. Vì vậy nên rất thuận tiện cho việc lắp đặt ở vùng núi đồi
GV: Tuy vậy nó cũng có nhược điểm là giá thành đắt hơn nhiều so với kết nối có dây
GV: Để tổ chức 1 mạng máy tính không dây đơn giản cần có:
- Thứ nhất là điểm truy cập không dây WAP: có chức năng kết nối các máy tính trong mạng, kết nối mạng không dây với mạng có dây (tương tự như hub trong kết nối có dây)
- Thứ 2 là vỉ mạng không dây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Huyền
Dung lượng: 94,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)